04/06/2017, 23:10

Bài hát nhà tranh bị gió thu phá nát” của Đỗ Phủ chứa chan tình vêu thương con người. Qua nỗi bất hạnh riêng của nhà thơ chúng ta còn thấy bao cảnh đời khổ cực khác.

Từ trong cảnh cơ cực của mình mà tấm lòng nhân ái của tác giả bao trùm lên mọi con người. Hãy phân tích bài thơ để chứng minh ý kiến trên. Những vần thơ của Đỗ Phủ - nhà thơ hiện thực lớn của nền văn học Trung Quốc thế kỉ thứ XIII - không chỉ phơi bày hiện thực đau buồn của xã hội phong kiến ...

Từ trong cảnh cơ cực của mình mà tấm lòng nhân ái của tác giả bao trùm lên mọi con người. Hãy phân tích bài thơ để chứng minh ý kiến trên.

Những vần thơ của Đỗ Phủ - nhà thơ hiện thực lớn của nền văn học Trung Quốc thế kỉ thứ XIII - không chỉ phơi bày hiện thực đau buồn của xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời mà thể hiện một tấm lòng nhân đạo, nặng trĩu ưu tư về cuộc đời. Bài thơ “Bài hát nhà tranh bị gió thu phá nát" của ông chứa chan tình yêu thương con người. Qua nỗi bất hạnh riêng của nhà thơ chúng ta còn thấy bao cảnh đời khổ cực khác. Từ trong cảnh cơ cực của mình mà tấm lòng nhân ái của tác giả bao trùm lên mọi con người.
 
Đỗ Phủ là một nhà thơ tài năng nhưng sinh ra không gặp thời. Ông sống vào thời tao loạn của xã hội nhà Đường, chính quyền phong kiến không chăm lo cho dân mà chỉ lo tranh giành quyền lợi riêng. Chiến tranh phong kiến nhiều phen nổi lên gây nhiễu loạn trong đời sống nhân dân. Sau một thời gian làm quan không được trọng dụng, Đỗ Phủ từ quan sống cuộc đời của một thường dân nghèo khổ. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh thực và cũng phản ánh một sự thực: căn nhà tranh ông vừa dựng được nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân đã bị gió phá nát; nhà thơ tuổi già, sức yếu không thể khôi phục lại được phải sống cảnh nhà dột nát kham khổ.
 
Bài thơ chia làm bốn phần, mỗi phần một khổ. Phần thứ nhất, tác giả tả lại cảnh gió thu cướp mất lớp tranh của ngôi nhà. Phần thứ hai ông kể lại cảnh trẻ con lấy nốt lớp tranh đã bị gió thổi tung. Phần thứ ba là nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa. Và khổ cuối cũng là cảnh đời đau khổ của nhiều số phận kẻ sĩ nghèo khác và ước mơ cao cả của nhà thơ.
 
Bài thơ có ba đoạn đầu mỗi đoạn chứa năm câu riêng khổ ba dài hơn, gồm tám câu, diễn tả nổi khổ cực vô hạn của nhà thơ. Đến khổ thơ cuối, các câu trong đoạn lại đều là những câu dài hơn các phần khác, có lẽ để diễn đạt những tâm tư, tình cảm và khát vọng cao đẹp và hùng vĩ của nhà thơ.
 
Nỗi khổ riêng của nhà thơ được thể hiện trong ba khổ thơ đầu tiên. Cuộc đời chìm nổi, thế thái nhân tình đen bạc: “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử / Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”. Huống chi Đỗ Phủ là một ông quan già đã bị thất sủng, đã treo ấn từ quan. Và bởi thế, riêng việc có được mái nhà tranh đã là một cố gắng lớn. Nhưng mái nhà tranh mong manh ấy dẫu gượng gạo mọc lên được trước cơn gió đen bạc của cuộc đời nhưng lại không đứng vững được trước tai họa thiên nhiên. Nó đã bị gió cuốn đi trong một ngày thu rét mướt:
 
“Tháng tám, thu cao, gió thét già
 Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta
Tranh bay sang sông rải khắp bờ
 Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
 Mảnh thấp quay lộn vào mương sa”
 
Thiên nhiên thật vô tình và nghiệt ngã. Ba lớp tranh mỗi lớp một nơi tan tác bờ sông, ngọn rừng, lòng mương. Hình ảnh ba lớp tranh gợi đến hình ảnh bi đát, xác xơ về đời sống vật chất của gia đình nhà thơ. Nhưng đó chưa phải là nỗi tủi nhục lớn nhất của thân phận nghèo khó.

“Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức
 Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật
 Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre
 Môi khô miệng cháy gào chẳng được
 Quay về, chống gậy lòng ấm ức”.
 
Sư xuất hiện của đám trẻ đã đẩy nỗi tủi cực lên đến đỉnh điểm. Nhà thơ phải đối mặt với sự bất lực của chính mình. Đám trẻ hư đốn tiếp tay với cái nghiệt ngã của thiên tai cướp mất mấy lớp tranh tơi tả. Đỗ Phủ trong nỗ lực tìm kiếm những mái che của ngôi nhà tồi tàn đã phải cay đắng “quay về chống gậy lòng ấm ức”. Vậy là cùng một lúc, con người tội nghiệp ấy bị ba thế lực đồng sức vùi giập: thiên tai, tình người và tuổi già. Tủi hổ quay về, ông phải đối mặt với thực tế phũ phàng của gia đình khi những tấm tranh bị cuốn mất:
 
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
 Đêm dài ướt sao cho trót?.
 
Với người già, quý nhất là sự nghỉ ngơi. Giữa đêm đen quý nhất là giấc ngủ, giữa ngày thu, quý nhất là hơi ấm... Nhưng giờ đây, Đỗ Phủ chẳng có gì trong tất cả những thứ ấy, thân phận nghèo khó của ông phải hứng chịu mọi khổ cực của cuộc đời. Nỗi khổ của cả gia đình trong đêm mưa được nhà thơ miêu tả một cách chi tiết và cặn kẽ. Đêm tối mù mịt, nhà dột, chăn nát,... cơn mưa kéo dài suốt đêm không dứt càng làm cho nỗi khổ thêm chồng chất.
 
Bài thơ đã dành một lượng lớn câu chữ để nói về cảnh ngộ bất hạnh đáng thương của nhà thơ. Khổ cuối cùng, nếu nhà thơ kết lại bằng tiếng khóc thương mình hoặc ước mơ về một mái nhà ấm áp cho mình thì đó là một điều bình thường dễ hiểu. Đó vẫn có thể là một cái kết hay bởi có biết thương mình thì mới biết thương người. Nhưng khổ thơ cuối của bài thơ kết lại khiến độc giả không khỏi ngỡ ngàng:
 
" Ước được nhà rộng muôn ngàn gian.
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mặt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!".
 
Suốt ba khổ đầu của bài thơ, người đọc bị cuốn theo cam xúc xót thương cho số phận của nhà thơ. Đến đây ta chợt ngỡ ngàng vì đối tượng tình thương của độc giả lại nghĩ đến những điều lớn lao hơn. Nhà thơ nghĩ đến số phận của biết bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, có lẽ giờ này họ cũng đang vật lộn với cơn giông rét mướt. Vậy là xã hội còn biết bao mảnh đời bất hạnh bị vùi giập như chủ nhân căn nhà tranh bị gió thu phá nát mái. Bài thơ đã đi từ cảnh ngộ của một người đến cảnh ngộ của muôn người trong xã hội. Nhà thơ đã không vì nỗi đau riêng mà quên đi nỗi đau chung của nhiều kiếp người cũng như mình. Nhưng nét đặc sắc của bài thơ không dừng lai ở đó. Đồng thời với việc chỉ ra cảnh ngộ của bao mảnh đời nghèo khó trên khắp thiên hạ, Đỗ Phủ còn bày tỏ một tình thương người đến độ quên mình. Ông mong ước một căn nhà:
 
...nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên ha kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn!
 
Nếu có điều ước, ông không ước cho mình mà ước cho những người đồng bao lao khổ. Thậm chí, ông đánh đổi hạnh phúc cá nhân để cỏ được sự yên ấm cho tất thảy mọi ngươi:
 
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chét rét cũng được
 
Chao ôi! Tấm lòng nhân ái của tác giả bao trùm lên mọi con người Bài ca nhà tranh bị gió thu phá không chỉ thể hiện nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ mà còn thống thiết nói lên nỗi khổ của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Không chỉ thế, bài thơ còn thể hiện một tinh thần nhân đạo cảm động: vượt lên nỗi thương mình để nghĩ cho trăm họ, để thương cho vạn người. Có lẽ vì thế, bài thơ sẽ còn đủ sức lay động niềm trắc ẩn của độc giả cho tới mai sau.

huynh hao

0 chủ đề

23969 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0