26/04/2018, 14:17

Bài 9 SGK trang 113 hoá học 12 nâng cao, Có những trường hợp sau:...

Bài 19. Kim loại và hợp kim – Bài 9 SGK trang 113 hoá học 12 nâng cao. Có những trường hợp sau: Có những trường hợp sau: a. Dung dịch (FeS{O_4}) lẫn tạp chất (CuS{O_4}). Hãy giới thiệu một phương pháp hoá học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hoá học dưới ...

Bài 19. Kim loại và hợp kim – Bài 9 SGK trang 113 hoá học 12 nâng cao. Có những trường hợp sau:

Có những trường hợp sau:

a. Dung dịch (FeS{O_4}) lẫn tạp chất (CuS{O_4}). Hãy giới thiệu một phương pháp hoá học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn.

b. Bột (Cu) có lẫn tạp chất là bột (Zn) và bột (Pb). Hãy giới thiệu một phương pháp hoá học đơn giản để loại bỏ tạp chất. Giải thích và viết phương trình hoá học dạng phân tử và dạng ion rút gọn.

Giải:

a. Cho bột (Fe) dư vào hỗn hợp, khuấy đều rồi lọc bỏ kết tủa không tan thu được dung dịch. (Fe) khử được ion (C{u^{2 + }}) trong dung dịch muối thành (Cu) tự do.

(Fe + CuS{O_4} o FeS{O_4} + Cu)

(left( {Fe + C{u^{2 + }} o F{e^{2 + }} + Cu} ight)).

Hoặc điện phân dung dịch hai muối (điện cực trơ) cho tới khi không còn kim loại (Cu) (màu đỏ) bám trên catot, thu được dung dịch chứa hai chất là (FeS{O_4}) và ({H_2}S{O_4}). Ngâm một lượng bột (Fe) dư vào dung dịch các chất cho tới khi bọt khí ngừng thoát ra. Lọc bỏ (Fe) dư thu được dung dịch (FeS{O_4}).

b. Cho hỗn hợp bột ((Cu, Zn, Pb)) vào dung dịch muối (Cu{left( {N{O_3}} ight)_2}) dư, khuấy đều, lọc bỏ dung dịch thu kết tủa (Zn) và (Pb) khử được ion (C{u^{2 + }}) nên tan trong dung dịch muối (C{u^{2 + }}).

(eqalign{
& Zn + Cu{left( {N{O_3}} ight)_2} o Zn{left( {N{O_3}} ight)_2} + Cu cr
& Pb + Cu{left( {N{O_3}} ight)_2} o Pb{left( {N{O_3}} ight)_2} + Cu cr} )

 (Zn + C{u^{2 + }} o Z{n^{2 + }} + Cu)

  (Pb + C{u^{2 + }} o P{b^{2 + }} + Cu.)

0