25/04/2018, 18:51

Bài 81 trang 38 sgk Toán 7 – tập 1, Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của các biểu thức sau bằng hai cách:...

Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của các biểu thức sau bằng hai cách. Bài 81 trang 38 sgk toán 7 – tập 1 – Làm tròn số Bài 81. Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của các biểu thức sau bằng hai cách: Cách 1: Làm tròn các số trước rồi mới thực hiện phép tính; Cách 2: Thực ...

Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của các biểu thức sau bằng hai cách. Bài 81 trang 38 sgk toán 7 – tập 1 – Làm tròn số

Bài 81. Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của các biểu thức sau bằng hai cách:

Cách 1: Làm tròn các số trước rồi mới thực hiện phép tính;

Cách 2: Thực hiện phép tính rồi làm tròn kết quả.

a) (14,61 – 7,15 + 3,2);

b) (7,56 . 5,173);

c) (73,95 : 14,2)

d) ({{21,73.0,815} over {7,3}})

Ví dụ: Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của biểu thức:

(A = {{17,68 cdot 5,8} over {8,9}})

Cách 1: (A approx {{18 cdot 6} over 9} = 12.)

Cách 2: (A approx {{102,544} over {8,9}} approx 11,521797 approx 12)

Hướng dẫn giải:

a) (B = 14,61 – 7,15 + 3,2)

Cách 1: (B ≈ 15 – 7 + 3 = 11)

Cách 2: (B = 14,61 – 7,15 + 3,2 = 10,66 ≈ 11)

Hai kết quả tìm được theo hai cách bằng nhau.

b) (C =7,56 . 5,173)

Cách 1: (C ≈ 8 . 5 = 40)

Cách 2: (C = 7,56 . 5,173 = 39,10788 ≈ 39)

Kết quả cách 1 lớn hơn kết quả cách 2.

c) (D=73,95 : 14,2)

Cách 1: (D ≈ 74 : 14 = 5,2857 ≈ 5)

Cách 2: (D = 73,95 : 14,2 = 5,207746 ≈ 5)

Hai kết quả tìm được theo 2 cách bằng nhau.

d) (E = {{21,73.0,815} over {7,3}})

Cách 1: (E approx {{22.1} over {7}}=3,1428 approx 3)

Cách 2: (E = {{21,73.0,815} over {7,3}} = {{17,70995} over {7,3}} = 2,42620 approx 2)

Kết quả cách 1 lớn hơn kết quả cách 2.

Nhận xét: Hai cách làm cho ta hai kết quả xấp xỉ nhau, nhưng cách 2 cho ta kết quả với độ chính xác cao hơn, cách 1 lại có thể tính nhẩm dễ dàng hơn.

0