23/04/2018, 22:47

Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX

Câu hỏi 1 - (Mục I Bài học 8 - SGK Trang 52) Lịch sử 8 Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc có đông cơ hơi nước ? Hướng dẫn giải: Kỹ thuật luyện kim được cải tiến, nhiên liệu mới nhưu than đá, dầu mỏ được sử dụng. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, nhiều ...

Câu hỏi 1 - (Mục I Bài học 8 - SGK Trang 52) Lịch sử 8

Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc có đông cơ hơi nước ?

Hướng dẫn giải:

Kỹ thuật luyện kim được cải tiến, nhiên liệu mới nhưu than đá, dầu mỏ được sử dụng. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, nhiều máy chế tạo công cụ ra đời. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.


Câu hỏi 2 - (Mục I Bài 8 - SGK Trang 52) Lịch sử 8

Nêu những tiến bộ về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp và quân sự?

Hướng dẫn giải:

Trong nông nghiệp, cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang thế kỉ XIX phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.
Trong lĩnh vực quân sự. nhiều vũ khí mới được sản xuất : đại bác, súng trường bán nhanh và xa : chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn ; ngư lôi bắt đầu được sử dụng : khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương...

Trong giao thông vận tải có động cơ hơi nước...

Trong công nghiệp nổi bật là kĩ thuật luyện kim làm tăng nhanh sản xuất thép, sản xuất nhôm, nhiều loại máy móc như máy phay, máy tiện, máy điện tử


Câu hỏi 1 - (Mục II Bài học 8 - SGK Trang 53) Lịch sử 8

Nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII- XIX?

Hướng dẫn giải:

- Đầu thế kl XVIII, Niu-tơn (người Anil) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.
- Năm 1837. Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
- Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật..


Câu hỏi 2 - (Mục II Bài học 8 - SGK Trang 53 ) Lịch sử 8

Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX?

Hướng dẫn giải:

Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội loài người đã phá ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.


(trang 55 sgk Lịch Sử 8): - Nêu tên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Trả lời:

- Ban -dắc: Tấn trò đời, Ơ-giê-ni Gơ-răng -đê, Vỡ mộng, Trời không có mắt.

- Vích-to Huy-gô: Những người khốn khổ

- Pu-skin: Thơ


Bài 1 (trang 55 sgk Lịch sử 8):

Lời giải:

Khoa học tự nhiên

Tác giả Thành tựu
Niu-tơn Thuyết vạn vật hấp dẫn
Lô-mô-nô-xốp Định luật bảo toàn vật chất năng lượng
Puốc-kin-giơ (Séc) Bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống mô động vật
Đác-uyn (Anh) Thuyết tiến hóa và di truyền

Khoa học xã hội

Tác giả Thành tựu
Phoi-ơ-bách, Hê-ghen (Đức) Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Xmit và Ri-cac-đô (Anh) Kinh tế chính trị học tư sản
Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê(Pháp), Ơ-oen (Anh) Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Mác, Ăng-ghen Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học

Bài 2 trang 55 sgk Lịch sử 8

Vai trò của văn học, nghệ thuật trong các cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân?

Hướng dẫn giải:

Vai trò của văn học - nghệ thuật trong cuộc đấu tranh  quyền sống và hạnh phúc của nhân dân : đã vạch trần và lên án những tệ nạn xã hội đương thời, phản ánh khát khao về một cuộc sống tự do. hạnh phúc của nhân dân lao động.


Bài 3 (trang 55 sgk Lịch sử 8): Bằng những kiến thức đã học, hãy giới thiệu vài nét về một tác giả hay một tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Trả lời:

Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn- x tôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.

Zaidap.com

0