Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật
SINH HỌC 6 BÀI 7: GIẢI BÀI TẬP CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh mục 1 - Quan sát 3 hình trên. Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ, thân, lá. - Xem lại 3 hình một lần nữa. Hãy nhận xét hình dạng tế bào thực vật. Trả lời - Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá, ...
SINH HỌC 6 BÀI 7: GIẢI BÀI TẬP CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh mục 1 - Quan sát 3 hình trên. Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ, thân, lá. - Xem lại 3 hình một lần nữa. Hãy nhận xét hình dạng tế bào thực vật. Trả lời - Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá, hoa, quả đều cấu tạo bởi các tế bào. - Các tế bào có nhiêu hình dạng khác nhau: hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì, vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình ...
SINH HỌC 6 BÀI 7: GIẢI BÀI TẬP CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH
1. Lệnh mục 1
- Quan sát 3 hình trên. Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ, thân, lá.
- Xem lại 3 hình một lần nữa. Hãy nhận xét hình dạng tế bào thực vật.
Trả lời
- Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá, hoa, quả đều cấu tạo bởi các tế bào.
- Các tế bào có nhiêu hình dạng khác nhau: hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì, vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình sợi dài như tế bào vỏ cây, hình sao như tế bào ruột cây bấc...
2. Lệnh mục 2
Quan sát H.7.5. hãy nhận xét:
- Cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng một loại mô, các loại mô khác nhau?
- Từ đó rút ra kết luân: mô là gì?
Trả lời
- Trong cơ thể thực vật bậc cao có các loại mô sau: mô phân sinh, mô bì, mô cơ, mô dẫn, mỏ dinh dưỡng (mô mềm), mô tiết. Trong các loại mô này thì mô phân sinh chiếm vai trò vô cùng quan trọng vì các tế bào của mô phân sinh sẽ phân hoá cho ra tất cả các mô khác (là những mô vĩnh viễn).
- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
II. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 25 SKG sinh học 6: Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào?
Trả lời
- Hình dạng của tế bào thực vật rất khác nhau: hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình chữ nhật như tế bào thịt lá, hình hạt đậu như tế bào lỗ khí... Ngay trong một cơ quan cũng có nhiều loại tế bào có hình dạng khác nhau như ở rễ cây có tế bào lông hút, tế bào biểu bì, tế bào thịt vỏ, tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ...
- Kích thước của tế bào cũng rất khác nhau: phần lớn có kích thưóc nhỏ bé không thể nhìn bằng mắt thường được mà phải dùng kính kiển vi.
Ví dụ: tế bào mô phân sinh ngọn có chiều dài khoảng từ 0,001 đến 0,003mm, đường kính 0,001 - 0,003mm.
Nhưng cũng có những tế bào lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được như tế bào sợi gai chiều dài có thể tới 550mm, đường kính tới 0,04mm; tế bào tép bưởi chiều dài có thể tới 45 mm, đường kính tới 5,5mm...
Giải bài tập 2 trang 25 SKG sinh học 6: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
Trả lời
Quan sát bất kì một tế bào thực vật nào dưới kính hiển vi đều thấy chúng có cấu tạo cơ bản giống nhau gồm:
- Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định. Chỉ có ở tế bào thực vật mới có vách tế bào.
- Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
- Chất tế bào là một chất keo lỏng, trong chứa các hào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá ).
Tại đây diễn các hoạt động sống cơ bản của tế bào.
- Nhân: thường chỉ có một nhân, có cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
Giải bài tập 3 trang 25 SKG sinh học 6: Mô là gì? Kể tên một sô loại mô thực vật?
Trả lời
Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
Ví dụ về một số loai mô thực vật:
- Mô phân sinh: ở chồi ngọn, đầu rễ, trong trụ giữa hay phần vỏ của thân, rễ. Chỉ các tế bào của mô phân sinh mới có khả năng phân chia, phân hoá thành các bộ phận của cây. Nhờ mô phân sinh mà cây lớn lên, to ra.
- Mô mềm: có ở khắp các bộ phận: vỏ, ruột của rễ, thân, thịt lá, thịt quả và hạt. Gồm các tế bào sống có màng mỏng bằng xenlulôzơ. Chức năng chính là dự trữ (như trong rễ, quả, hạt).
- Mô nâng đỡ (mô cơ): gồm những tế bào có vách dày lên gấp bội để chống đỡ cho các cơ quan và cho cây như sợi gỗ, sợi libe, các tế bào đá...