Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - SBT
Câu 1 trang 14 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10 Quan sát hình vẽ dưới đây, hãy : - Xác định vị trí của Trái Đất . Trái Đất là hành tinh được đánh số........ trong hình vẽ. - Cho biết hướng chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời. Các hành tinh ...
Câu 1 trang 14 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10
Quan sát hình vẽ dưới đây, hãy :
- Xác định vị trí của Trái Đất.
Trái Đất là hành tinh được đánh số........ trong hình vẽ.
- Cho biết hướng chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời. Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo hướng................
Giải:
- Trái Đất là hành tinh được đánh số 3 trong hình vẽ.
- Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông.
Câu 2 trang 15 Sách bài tập (SBT) Địa lý 10
Tô kín O trước ý trả lời đúng.
2.1. Hệ Mặt Trời là
a) O một tập hợp các thiên thể, gồm nhiều Mặt Trời.
b) O khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
c) O một tập hợp các thiên thể trong dải Ngân Hà ; gồm Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, ... và các đám bụi khí.
d) O một tập hợp của rất nhiều thiên thể : các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, ... cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.
2.2. Sự sống có thể phát sinh và phát triển được trên Trái Đất là do
a) O Trái Đất nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp từ Mặt Trời.
b) O Trái Đất tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
c) O Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và sinh ra các mùa.
d) O Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Giải:
2.1. Hệ Mặt Trời là
c) một tập hợp các thiên thể trong dải Ngân Hà; gồm Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh,… và các đám bụi khí.
2.2. Sự sống có thể phát sinh và phát triển được trên Trái Đất là do
a) Trái Đất nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp từ Mặt Trời.
b) Trái Đất tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
Câu 3 trang 15 Sách bài tập (SBT) Địa lý 10
Hãy giải thích hiện tượng luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
Giải:
Hiện tượng luân phiên ngày đêm trên Trái Đất là do:
- Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt trời chỉ chiếu được một nửa Trái Đất. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa bị che khuất gọi là đêm.
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau.
Câu 4 trang 15 Sách bài tập (SBT) Địa lý 10
Các câu dưới đây đúng hay sai ?
a) Ở cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ múi.
O Đúng. O Sai.
b) Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rông 30° kinh tuyến.
O Đúng. O Sai.
c) Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (giờ GMT). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
O Đúng. O Sai.
d) Giờ của múi giờ số 0 chính là giờ địa phương của kinh tuyến 0°.
O Đúng. O Sai.
e) Nếu đi từ phía tây sang phía đông, qua kinh tuyến 0° thì phải lùi lại một ngày lịch ; còn nếu đi từ phía đông sang phía tây, qua kinh tuyến 0° thì phải tăng thêm một ngày lịch.
O Đúng. O Sai.
Giải:
a) Sai
b) Sai
c) Đúng
d) Sai
e) Sai
Câu 5 trang 16 Sách bài tập (SBT) Địa lý 10
Hãy vẽ hướng chuyển động của các vật thể sau khi đã bị lệch do lực Côriôlit vào hình dưới đây.
Giải:
Zaidap.com