26/04/2018, 22:47

Bài 5 trang 75 Sách bài tập (SBT) Sinh 11 - Bài tập tự giải

Quang chu kì là gì? Giải thích vì sao thực vật ngày dài và thực vật ngày ngắn sẽ ra hoa khi có quang chu kì thích hợp? ...

Quang chu kì là gì? Giải thích vì sao thực vật ngày dài và thực vật ngày ngắn sẽ ra hoa khi có quang chu kì thích hợp?

Quang chu kì là gì ? Giải thích vì sao thực vật ngày dài và thực vật ngày ngắn sẽ ra hoa khi có quang chu kì thích hợp ? Nêu ứng dụng quang chu kì trong thực tiễn.

Lời giải:

- Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối (độ dài của ngày đêm), ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây .

- Do sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào các hoocmon, các hoocmon này sẽ được tạo thành khi có quang kì thích hợp, hoocmon khi tạo thành sẽ kích thích các tế bào chuẩn bị và tiến hành ra hoa. Quang chu kì thích hợp là thời gian chiếu sáng trong ngày phù hợp để có thể ra hoa. Nhưng thực chất, sự ra hoa không phụ thuộc vào thời lượng chiếu sáng, nó phụ thuộc vào thời lượng tối của một ngày. Đối với cây ngày ngắn thì đòi hỏi thời gian chiếu sáng ít hay nói cách khác là thời gian tối nhiều còn với cây ngày dài thì ngược lại thì hoocmoon kích thích sự ra hoa mới được hình thành.

- Ứng dụng quang chu kì trong thực tiễn: sử dụng trong công tác chọn cây trồng theo vùng địa lí,theo mùa; xen canh; chuyển vụ, gối cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.

Thứ nhất là việc nhập nội giống cây trồng: với các cây lấy hạt, củ, quả…thì quang chu kỳ nơi xuất xứ phải phù hợp với quang chu kỳ nơi nhập đến. Nếu sai lệch quang chu kỳ chúng sẽ không ra hoa. Còn với các cây lấy cơ quan dinh dưỡng như các cây ăn lá thì không cần chú ý đến quang chu kỳ.

Thứ hai là việc bố trí thời vụ: đối với các cây trồng mẫn cảm với quang chu kỳ, khi gặp quang chu kỳ thuận lợi sẽ ra hoa ngay bất chấp thời gian sinh trưởng được bao nhiêu. Do đó phải bố trí thời vụ sao cho chúng phát triển đủ các cơ quan dinh dưỡng để khi gặp quang chu kỳ cảm ứng chúng ra hoa quả thì mới có năng suất cao. Còn nếu bố trí không đúng thời vụ thích hợp thì hoặc thời gian sinh trưởng thân lá quá dài hoặc quá ít đều không có lợi.

Thứ ba là việc thực hiện quang gián đoạn để phá bỏ sự ra hoa không có lợi cho con người như với mía, thuốc lá. Nếu nhân giống khoai tây bằng cành giâm thì ta cần các cành non trẻ. Nếu để khoai tây hình thành củ thì các cành chóng già. Để ngăn ngừa sự hình thành củ của cây mẹ, người ta bật ánh sáng đèn một khoảnh khắc vào ban đêm…

Ngoài ra, khi lai giống mà bố mẹ không có quang chu kỳ phù hợp thì phải thực hiện quang chu kỳ nhân tạo để chúng ra hoa cùng một lúc thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh

0