Bài 5 SGK trang 90 Hóa 12 nâng cao, Giải thích các hiện tượng sau: a) polime không bay hơi được. b) polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất...
Bài 16. Đại cương về polime – Bài 5 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao.. Giải thích các hiện tượng sau: a) polime không bay hơi được. b) polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định. c) nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. Giải thích các hiện tượng sau: ...
a) polime không bay hơi được.
b) polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.
c) nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.
Giải thích các hiện tượng sau:
a) Polime không bay hơi được.
b) Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.
c) Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.
d) Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Giải:
a) Polime có cấu trúc phân tử, khối lượng phân tử rất lớn, lực liên kết giữa các nguyên tử monome rất lớn, những lực này vượt xa những lực thông thường của các liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử, khiến các phân tử polime không dễ dàng chuyển động, tách ra ở trạng thái riêng biệt. Vì vậy polime không bay hơi.
b) Chất nguyên chất có nhiệt độ nóng chảy xác định, còn polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định vì mỗi polime thường là 1 hỗn hợp các phân tử với hệ số trùng hợp khác nhau. Vì vậy polime có nhiệt độ nóng chảy dao động trong khoảng nhiệt độ nào đó.
c) Nhiều phân tử polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường vì cấu trúc phân tử polime rất lớn và không đồng nhất hoàn toàn, lực liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử polime rất lớn.
d) Dung dich polime có độ nhớt cao là do phân tử polime có khối lượng phân tử lớn, kích thước lớn, lực liên kết giữa các phân tử lớn nên chúng không thể chuyển động linh hoạt tự do bình thường như các phân tử nhỏ.