26/04/2018, 13:30

Bài 5.113 trang 51 sách bài tập Hóa 12: Chia 100 g dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm hai phần bằng...

Chia 100 g dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm hai phần bằng nhau. -Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo ra một bazơ không tan, làm khô chất này thu được một oxit có khối lượng 2,32 g. . Bài 5.113 trang 51 sách bài tập (SBT) Hóa học 12 – Bài 22. Luyện tập. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI ...

Chia 100 g dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm hai phần bằng nhau.
-Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo ra một bazơ không tan, làm khô chất này thu được một oxit có khối lượng 2,32 g.
. Bài 5.113 trang 51 sách bài tập (SBT) Hóa học 12 – Bài 22. Luyện tập. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI

Chia 100 g dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm hai phần bằng nhau.

–     Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo ra một bazơ không tan, làm khô chất này thu được một oxit có khối lượng 2,32 g.

–     Phần hai cho tác dụng với dung dịch NaCl dư thu được 2,87 g kết tủa không tan trong dung dịch axit.

a)  Xác định công thức hoá học của muối có trong dung dịch ban đầu.

b)   Trình bày các phương pháp hoá học điểu chế kim loại từ muối tìm được ở trên.

Hướng dẫn trả lời:

a) Đặt công thức của muối là AmBn. Khối lượng mol của A, B là X, Y.

Khối lượng muối trong mỗi phần là 3,4 g. Ta có sơ đồ biến đổi các ch trong thí nghiệm 1 :

(2{A_m}{B_n}uildrel {NaOH} over
longrightarrow 2mA{(OH)_n}uildrel {{t^0}} over
longrightarrow m{A_2}{O_n})

Theo sơ đồ : 2(mX + nY) g AmBn tạo thành m(2X + 16n) g A2On.

Theo bài toán : 3,4 g AmBn →2,32 g A2On

Ta có phương trình : 3,4m(2X + 16n) = 2,32.2(mX + nY)       (1)

Sơ đồ biến đổi các chất trong thí nghiệm 2 : 

({A_m}{B_n}uildrel {NaCl} over
longrightarrow mAC{l_n})

Theo sơ đồ : (mX + nY) g AmBn tạo thành m(X + 35,5n) g ACln.

Theo bài toán : 3,4 g AmBn →2,87 g ACln

Ta có phương trình : 3,4m(X + 35,5n) = 2,87(mX + nY)         (2)

Chia ( 1 ) cho (2) ta được ({{2X + 16n} over {X + 35,5n}} = {{4,46} over {2,87}} o X = 108n)

Giá trị có thể chấp nhận là n = 1 và X = 108. Vậy kim loại A là Ag.

Thay n = 1 và X = 108 vào (1) hoặc (2) ta có Y = 62m. Gốc axit trong m bạc không thể là gốc halogenua hoặc sunfua mà là gốc axit có oxi có khối lượng 62, gốc đó là NO3

Vậy công thức hoá học của muối là AgNO3.

b) Điều chế Ag từ AgNO3 :

Dùng kim loại mạnh hơn Ag để đẩy Ag : Cu + 2AgNO3 →Cu(NO3)2 + 2Ag

Nhiệt phân : 

(AgN{O_3}uildrel {{t^0}} over
longrightarrow Ag{ m{ }} + { m{ }}N{O_2} uparrow + { m{ }}{1 over 2}{O_2} uparrow )

Điện phân với điện cực trơ : 

(4AgN{O_3} + { m{ }}2{H_2}Ouildrel {dp{ m{dd}}} over
longrightarrow 4Ag{ m{ }} + { m{ }}{O_2} uparrow + { m{ }}4HN{O_3})

Nguyễn Minh

0 chủ đề

23664 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0