Bài 43 trang 80 sgk Toán 6 tập 1, Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B...
Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B. Bài 43 trang 80 sgk toán 6 tập 1 – Tính chất của phép cộng các số nguyên. 43. Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B (h.48). Ta quy ước chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được ...
43. Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B (h.48).
Ta quy ước chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm).
Hỏi sau một giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu kilômét nếu vận tốc của chúng lần lượt là:
a) 10 km/h và 7km/h ?
b) 10 km/h và -7km/h ?
Bài giải:
Khoảng cách từ mỗi ca nô đến C là giá trị tuyệt đối của số biều thị vị trí cảu ca nô đó đối với điểm C. Chẳng hạn khi đi về phía A được 1 giờ, vị trí của ca nô đó được biểu diễn bởi số -7km. Thế thì khoảng cách từ ca nô đó đến C là (km).
a) Khi đi về cùng một phía B thì khoảng cách giữa hai ca nô là hiệu giữa khoảng cách từ mỗi ca nô đến C. Do đó hai ca nô cách nhau là:
– = 10 – 7 = 3 (km);
b) Khi một ca nô đi với vận tốc 10 km/h thì ca nô đó đi về phía B. Còn ca nô đi với vận tốc -7 km/h thì đi về phía A. Do đó khoảng cách giữa hai ca nô sau một giờ là tổng hai khoảng cách từ mỗi ca nô đến C, tức là + = 10 + 7 = 17 (km).