Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
Bài a trang 138 SGK Địa lí 8 1. Xác định tuyến cắt A - B trên lược đồ: - Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào? - Tính độ dài của tuyến cắt A - B theo tĩ lộ ngang của lát cắt Trả lời: - Tuyến cắt A - B chạy theo hướng tây bắc - đỏng nam, qua ...
Bài a trang 138 SGK Địa lí 8
1. Xác định tuyến cắt A - B trên lược đồ:
- Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?
- Tính độ dài của tuyến cắt A - B theo tĩ lộ ngang của lát cắt
Trả lời:
- Tuyến cắt A - B chạy theo hướng tây bắc - đỏng nam, qua các khu vực địa hình: núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hóa.
- Độ dài của tuyến cắt A - B theo tỉ lệ ngang của lát cắt: 360km (tỉ lệ ngang của lát cắt 1 : 2000000, nghĩa là 1cm trên lát cắt bằng 20km trên thực địa. Khoảng cách AB = 18 X 20 = 360km).
Câu b trang 138 SGK Địa lí 8
Dựa trên kí hiệu và bản chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên):
- Có những loại đá, loại đất nào? Chúng phân bố ở đâu?
- Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?
Trả lời
- Có 4 loại đá chính: mác ma xâm nhập và mác ma phun trào, phân bố ở khu núi cao Hoàng Liên Sơn; trầm tích đá vôi phân bố ở khu cao nguyên Mộc Châu; trầm tích phù sa phân bố ở khu đồng bằng Thanh Hoá.
- Có 3 loại đất: đất mùn núi cao phân bố ở khu núi cao Hoàng Liên Sơn; đất feralit trên đá vôi phân bố ở khu cao nguyên Mộc Châu; đất phù sa trẻ phân bố ở khu đồng bằng Thanh Hóa.
- Có 3 kiểu rừng: rừng ôn đới phân bố ở khu núi cao Hoàng Liên Sơn do có khí hậu lạnh quanh năm, mưa nhiều; rừng cận nhiệt phân bố ở khu vực địa hình cao của cao nguyên Mộc Châu, ở đây khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp, đất feralit trên đá vôi; rừng nhiệt đới phân bố ở khu vực địa hình thấp của cao nguyên Mộc Châu, với nền nhiệt trung bình năm cao, có lượng mưa khá lớn, trên đất fera lit nâu đỏ phong hoá từ đá vôi.
Câu c trang 138 SGK Địa lí 8
Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của ba trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hoá, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực (tham khảo bảng 40.1).
Trả lời:
- Hoàng Liên Sơn: có nhiệt độ trung bình năm thấp 12,80C, nhiệt độ cao nhất vào 3 tháng 6, 7, 8 (16,4°C), nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (7,10C), biên độ nhiệt năm là 9,30C. Lưựng mưa trung bình năm rất cao đạt 3553mm, mùa mưa kéo dài 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10), mưa nhiều nhất là vào tháng 7 (680mm).
- Môc Châu: nhiệt độ trung bình năm tương đối thấp 18,5°C, nhiệt độ tháng cao nhât là tháng 7 (23,10C), nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 1 (11,8°C), biên độ nhiệt năm là 11,30C. Lượng mưa trung hình năm 1560mm (thấp nhất trong ha trạm), mùa mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10; tháng 8 có lượng mưa cao nhất 331mm.
- Thanh Hóa: có nhiệt độ trung bình năm cao 23,60C, tháng 6, 7 có nhiệt độ cao nhât 28,90C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 17,40C, biên độ nhiệt năm là 1 1,5°C. Lượng mưa trung bình năm là 1746mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tháng 9 có lượng mưa cao nhất 396mm.
Tổng hợp điều kiện tự nhiên theo ba khu vực trên và báo cáo trước lớp:
- Khu Hoàng Liên Sơn:
+ Đá mác ma xâm nhập và phun trào.
+ Địa hình núi trung bình và núi cao trên 2000 - 3000m.
+ Khí hậu lạnh quanh năm, mưa nhiều.
+ Đất mùn núi cao
+ Rừng ôn đới trên núi.
- Khu cao nguyên Mộc Châu:
+ Địa hình núi thấp (dưới 1000m), đá vôi là chủ yếu.
+ Khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.
+ Đất feralit nâu đỏ trên đá vôi.
+ Rừng và đồng cỏ cận nhiệt (vùng chăn nuôi bò sữa).
- Khu đồng bằng Thanh Hóa:
+ Địa hình hồi tụ phù sa thấp và bằng phẳng.
+ Khí hậu nhiệt đới
+ Đất phù sa.
+ Rừng nhiệt đới (thay hằng hệ sinh thái nông nghiệp).
Zaidap.com