Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở Trung Quốc ? Trả lời: - Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiểu ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ. - Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa ...
Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở Trung Quốc ?
Trả lời:
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiểu ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.
- Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô. Xã hội phong kiến Trung Quốc được xác lập.
Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần - Hán
Trả lời:
Thời Tần : chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị; thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.
- Nhà Hán lên thay thì chế độ pháp luật hà khắc được bãi bỏ.
- Kinh tế thời Tần - Hán : ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.
Em hãy nêu những chính sách đổi nội và đối ngoại của nhà Đường.
Trả lời:
- Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn ; cử người thân túi đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
- Kinh tế : thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển. Kinh tế thời Đường phồn thịnh.
- Đối ngoại : xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, Đại Việt... Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu á.
Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh được biểu hiện như thế nào ?
Trả lời:
Cuối thời Minh - Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc đã dần lâm vào tình trạng suy thoái. Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, truỵ lạc. Còn những người nông dân và thợ thủ công thì không những phải nộp tô, thuế nặng nề, mà còn bị bắt đi lính, đi phu xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cố cung ở kinh đô Bắc Kinh.
Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ?
Bài 1. Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
Trả lời:
- Có sự khác nhau đó vì : nhà Tống do người Trung Quốc lập, nên họ thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân. Còn nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông cổ, nên họ thực hiện chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với nhân dân Trung Quốc.
Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh đã được nảy sinh như thế nào ?
Bài 2. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh đã được nảy sinh như thế nào ?
Gợi ý:
Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh :
Dựa vào nội dung mục 5, SGK và phần hướng dẫn học mục 5 để trả lời. Trong đó, nêu rõ sự xuất hiện của các công trường thủ công sản xuất trên quy mô lớn, có sự chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công.
Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.
Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.
Gợi ý:
Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học — kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến :
Ngoài việc nêu các thành tựu, cần trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó đối với Trung Quốc và sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.
Zaidap.com