Bài 4 trang 7 Sách bài tập (SBT) Sinh 11 - Bài tập có lời giải
Năm 1859, Garô (Gareau) đã thiết kế một dụng cụ đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá. Sử dụng dụng cụ đó, ông đã đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá như bảng dưới đây. ...
Năm 1859, Garô (Gareau) đã thiết kế một dụng cụ đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá. Sử dụng dụng cụ đó, ông đã đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá như bảng dưới đây.
Năm 1859, Garô (Gareau) đã thiết kế một dụng cụ đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá. Sử dụng dụng cụ đó, ông đã đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá như bảng dưới đây.
BẢNG. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CỦA GARÔ
Tên cây |
Mặt lá |
Số lượng khí khổng/mm2 |
Thoát hơi nước (mg/24 giờ) |
Cây thược dược (Dahliava riabilis) |
Mặt trên |
22 |
500 |
Mặt dưới |
30 |
600 |
|
Cây đoạn (Tilia sp.) |
Mặt trên |
0 |
200 |
Mặt dưới |
60 |
490 |
|
Cây thường xuân {Hedera helix) |
Mặt trên |
0 |
0 |
Mặt dưới |
80 |
180 |
a) Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định, sô lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây ?
b) Số liệu về số lượng khí khổng và cường độ thoát hơi nước ở mặt trên của lá cây đoạn nói lên điều gì ? Hãy giải thích.
Lời giải:
a) Số liệu về số lượng khí khổng/mm2 ở mặt trên và mặt dưới với cường độ thoát hơi nước mg/24giờ của mỗi mặt lá : mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên và luôn có cường độ thoát hơi nước cao hơn mặt trên ở cả 3 loài cây.
b) Mặt trên của cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có thoát hơi nước chứng tỏ rằng quá trình thoát hơi nước có thể xảy ra không qua con đường khí khổng. Bởi vì, hơi nước có thể khuếch tán qua lớp biểu bì của lá khi nó chưa bị lớp cutin dày che phủ gọi là thoát hơi nước qua cutin.