Bài 4 trang 142 Sách bài tập Sinh 12: Nghiên cứu về rừng cây dẻ bị chết, người ta cho rằng chim chuông – loài...
Bài 4 trang 142 Sách bài tập (SBT) Sinh 12: Nghiên cứu về rừng cây dẻ bị chết, người ta cho rằng chim chuông – loài chim chuyên ăn nhộng và sâu đục thân cây dẻ là nguyên nhân gây chết cây. Nghiên cứu về rừng cây dẻ bị chết, người ta cho rằng chim chuông – loài chim chuyên ăn nhộng và sâu ...
Nghiên cứu về rừng cây dẻ bị chết, người ta cho rằng chim chuông – loài chim chuyên ăn nhộng và sâu đục thân cây dẻ là nguyên nhân gây chết cây. Ngoài ăn sâu ra, chim chuông còn ăn nhiều vỏ hạt của cây. Số lượng chim chuông phụ thuộc chủ yếu vào số lượng sâu có trong khu rừng.
– Em có cho rằng chim chuông là nguyên nhân làm cho cây dẻ bị chết không ? Vì sao ?
– Chúng ta cần làm gì với chim chuông để bảo vệ rừng ?
Lời giải:
– Chim chuông không phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho cây dẻ bị chết. Tuy nhiên, khi số lượng chim chuông giảm đi thì sâu đục thân cây dẻ có điều kiện phát triển và phá chết cây.
– Do vậy, để bảo vệ rừng, ta cần bảo vệ loài chim chuông.