23/04/2018, 21:05

Bài 38-39: Sự biến đổi hóa học

Đốt một tờ giấy và nhận xét sự biến đổi của tờ giấy dưới tác dụng của ngọn lửa Trả lời: Đốt một tờ giấy ta thấy: Giấy bị cháy cho ta tro giấy Chưng đường trên ngọn lửa Nhận xét sự biến đổi màu của đường dưới tác dụng của nhiệt. Để nguội, nếm thử xem sau khi chuyển màu. ...

Đốt một tờ giấy và nhận xét sự biến đổi của tờ giấy dưới tác dụng của ngọn lửa

Trả lời:

Đốt một tờ giấy ta thấy:

Giấy bị cháy cho ta tro giấy


Chưng đường trên ngọn lửa

Nhận xét sự biến đổi màu của đường dưới tác dụng của nhiệt. Để nguội, nếm thử xem sau khi chuyển màu. đường còn giữ được vị ngọt không.

Dự kiến kết quả xảy ra nếu ta đun tiếp.

Trả lời:

Đường từ trắng chuyển sang vàng rồi vàng thẫm. Nếu tiếp tục đun nữa nó sẽ cháy thành than.

Khi nếm, chất đó không còn vị ngọt nữa

Trong quá trình đun đường có khói khét bốc lên.


Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao?

Trả lời:

 

Hình

Trường hợp

Biến đổi

Giải thích

 

2

 Cho vôi sống vào nước

Hoá học

Vôi sống khi thả vào nước đã không giữlại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẽo quánh, kèm theo sự toả nhiệt.

 

3

 Xé giấy thành những mảnh vụn

Vật lý

Giấy bị cắt vụn vẫn giữ nguyên tính chất, không bị biến đổi thành chất khác.

 

4

 Xi măng trộn cát

Vật lý

Xi măng và cát thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi

 

5

 Xi măng trộn cát  và nước

Hóa học

Xi măng trộn cát và  nước thành vữa xi măng, tính chất hoàn toàn khác với tính chất của ba chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước

 

6

 Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ

Hoá học

Dưới tác dụng của hơi nước trong KK, chiếc đinh bị gỉ tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới

 

 

7

Thủy tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội thành thủy tinh ở thể rắn

Vật lý

Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thủy tinh vẫn không thay đổi


Thực hiện: Nhúng đầu tăm vào giấm rồi viết lên giấy và để khô

Chuẩn bị : một ít giấm, một que tăm, một mảnh giấy, diêm và nến.

Tiến hành : Nhúng đầu tăm vào giấm rồi viết lên giấy và để khô.

Ta có nhìn thấy chữ không ?

Trả lời:

Dùng que tăm nhúng vào dấm (chanh) viết vào giấy để khô

Nhìn vào tờ giấy ta không thấy chữ


Muốn đọc bức thư này, người nhận thư phải làm thế nào?

Nhúng đầu tăm vào giấm rồi viết lên giấy và để khô. Muốn đọc bức thư này, người nhận thư phải làm thế nào?

Trả lời:

Để đọc được bức thư viết bằng giấm, người nhận thư phải đưa tờ giấy lại gần ngọn lửa. Khi đó, chữ sẽ dần dần hiện ra.

Lưu ý: Không hơ giấy quá gần ngọn lửa để phòng cháy


Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học ?

Trả lời:

Sự biến đổi về nhiệt làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học

Do đó: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt


Hãy giải thích hiện tượng sau:

Dùng một miếng vải được nhuộm phẩm màu xanh phơi ra nắng, lấy một cái đĩa sứ và bốn hòn đá chận lên như hình9a. Phơi như vậy khoảng ba, bốn ngày liền. Sau đó lấy miếng vải vào thì thấy kết quả như hình 9b.

Trả lời:

Chỗ miếng vải được đặ đĩa sứ và bốn hòn đá chặn lên vẫn còn màu xanh như lúc mới nhuộm, còn những chỗ khác, màu xanh của phẩm màu đã bay mất.

Sở dĩ có hiện tượng này là do sự tác động của ánh sáng phẩm có sự biến đổi hóa học thành các chất khác.


Hiện tượng này chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hoá học ?

Trả lời:

Lúc sau, lấy tấm phim ra, ta được ảnh trong phim in ra tờ giấy trắng.

Tấm phim chụp ảnh có khoảng đậm, khoảng nhạt. Dưới tác dụng của ánh sáng, phần hóa học dưới tờ giấy bị biến đổi hóa học. Phần giấy bị khoảng đậm của phim che khuất, biến đổi màu khác với phần bị khoảng nhạt của phim che mất. Do đó, ta được ảnh như phim đã chụp.

Zaidap.com

0