24/04/2018, 08:04

Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hãy chứng minh nhận định trong SGK: Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. Trả lời: Vị trí địa lí của vùng: ...

Hãy chứng minh nhận định trong SGK: Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

Trả lời:

Vị trí địa lí của vùng: Phía bắc giáp Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây), phía tây giáp Thượng Lào, phía đông nam giáp Biển Đông, phía nam giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.

Cùng với việc đầu tư, nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải (đường bộ, sắt và xây dựng các cảng biển ở Quảng Ninh), mở các cửa khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá với Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bấc Bộ.


Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy kể tên các loại khoáng sản chủ yếu và tên các mỏ chính từ Trung du và miền núi Bắc Bộ (có thể lập thành bảng).

Trả lời:

Khoáng sản

Tên mỏ

Than đá

Cẩm Phả, Vàng Danh (Quảng Ninh), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳnh Nhai (Điện Biên)

Than nâu

Na Dương (Lạng Sơn)

Sắt

Tùng Bá (Hà Giang), Trại Cao (Thái Nguyên), Trấn Yên (Yên Bái), Vản Bàn (Lào Cai)

Mangan

Tốt Tát (Cao Bằng)

Titan

Sơn Dương (Tuyên Quang)

Chì - kẽm

Chợ Đồn (Bắc Kạn), vùng mỏ Sơn Dương (Tuyên Quang)

Thiếc

Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang)

Đồng

Sinh Quyền (Lào Cai), Yên Châu (Sơn La), Sơn Động (Bắc Giang)

Vàng

Na Rì (Bắc Kạn)

Đất hiếm

Phong Thổ (Lai Châu)

Apatit

Cam Đường (Lào Cai)

Đá quý Lục Yên (Yên Bái)
 

Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?

Trả lời:

- Ý nghĩa kinh tế lớn: Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

- Ý nghĩa chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào các dân tộc đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.


Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng.

Trả lời:

*  Khả năng

-  Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở Trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

-  Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa điều kiện địa hình vùng núi. Đông Bắc là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng do địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

*  Hiện trạng

-  Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

-  Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ớ Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

-   Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả còn rất lớn, nhưng còn gặp khó khăn là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông. Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.


Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.

 

Trả lời:

- Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m, phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sựa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Đàn trâu chiếm 3/5 đàn trâu cả nước, đàn bò bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005).

- Hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng. Thêm vào đó, các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

 

- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi nhiều hơn, nên đàn lợn trong vùng tăng nhanh (chiếm 21% đàn lợn cả nước).


Hãy xác định trên bản đồ các mỏ lớn trong vùng và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng.

Trả lời:

-  Các mỏ lớn: than ở Quảng Ninh, sắt (Yên Bái), kẽm - chì (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng - vàng (Lào Cai), thiếc và bôxit (Cao Bằng), apatit (Lào Cai), đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).

-  Thuận lợi:

+ Là nơi tập trung nhiều loại khoáng sản nhất nước ta.

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn.

-  Khó khăn: việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.


Hãy xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp quan trọng cùa vùng.

Trả lời:

Các trung tâm công nghiệp quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long (quy mô trung bình), Cẩm Phả (nhỏ).

Zaidap.com

Đất hiếm

0