26/04/2018, 13:55

Bài 3 trang 48 SBT Sinh 12: Xét một gen đặc trưng có 2 alen A và a. Một quần thể ban đầu (P) có thành...

Bài 3 trang 48 Sách bài tập (SBT) Sinh 12: Xét một gen đặc trưng có 2 alen A và a. Một quần thể ban đầu (P) có thành phần kiểu gen như sau : 0,50 AA : 0,40 Aa : 0,10 aa. a) Tính tần số của các alen A và a. Xét một gen đặc trưng có 2 alen A và a. Một quần thể ban đầu (P) có thành phần kiểu ...

Bài 3 trang 48 Sách bài tập (SBT) Sinh 12: Xét một gen đặc trưng có 2 alen A và a. Một quần thể ban đầu (P) có thành phần kiểu gen như sau : 0,50 AA : 0,40 Aa : 0,10 aa.
a) Tính tần số của các alen A và a.

Xét một gen đặc trưng có 2 alen A và a. Một quần thể ban đầu (P) có thành phần kiểu gen như sau : 0,50 AA : 0,40 Aa : 0,10 aa.

a)   Tính tần số của các alen A và a.

b) Xác định thành phần kiểu gen của quần thê ở thế hệ F1 nếu cho p ngẫu phối. Nhận xét về thành phần kiểu gen của F1, dự đoán thành phần kiểu gen của F2 nếu cho F1 tiếp tục ngẫu phối.

c) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F2 nếu cho F2 tự phối (tự thụ phấn hoặc giao phối gần) bắt buộc. Gọi d, h, r lần lượt là tần số của các kiểu gen AA, Aa và aa.

Lời giải:

a) Gọi p(A) là tần số của alen A và q(a) là tần số của alen a :

Tính tần số của các alen A và a.

Ta có P(A) = d + h/2 = 0,5 + (0,4/2) = 0,7 ; q(a) = r + h/2 = 0,1 + (0,4/2) = 0,3

b) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F1 nếu cho p ngẫu phối :
Nếu quần thể đủ lớn và quá trình giao phối diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên, không chịu áp lực của đột biến và chọn lọc tự nhiên thì thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F1 là :

Giao tử

P(A) = 0,7

q(a) = 0,3

P(A) = 0,7

P2(AA) = 0,49

pq(Aa) = 0,7 x 0,3 = 0,21

q(a) = 0,3

pq(Aa) = 0,7×0,3 = 0,21

q2(aa) = 0,09

F1 = 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.
Nếu tiếp tục cho F1 ngẫu phối ta có : p(A) = d + h/2 = 0,49 + (0,42/2) = 0,7
q(a) = r + h/2 = 0,09 + (0,42/2) = 0,3. Thành phần kiểu gen của F2 = 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.

Khi thành phần kiểu gen của quần thể có dạng({p^2}{ m{AA + 2pqAa + }}{{ m{q}}^2}{ m{aa = 1}}) thì quần thể ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng di truyền theo Hacđi – Vanbec.

Nhận xét : Quần thể p chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền, cho ngẫu phối một thế hệ, quần thể F1 đã đạt trạng thái cân bằng di truyền.

c) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F2 nếu cho F1 tự phối bắt buộc :
Khi cho F1 tự phối bắt buộc thì các cá thể mang gen đồng hợp AA hoặc aa vẫn cho đời con là những thể đồng hợp AA hoặc aa nhưng các cá thể mang gen dị hợp Aa sẽ cho 2 loại giao tử A = giao tử a nên đời con sẽ có tỉ lệ kiểu gen 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa. Hay nói cách khác, cứ mỗi thế hệ cho tự phối thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm 1/2 và tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tăng lên tương ứng.

Cho F1 = 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa tự phối bắt buộc ta có : F1 = 0,595 AA : 0, 210 Aa : 0,195 aa

Nhận xét : Quần thể F2 đã cân bằng di truyền, cho tự phối một thế hệ, quần thể F2 không cân bằng di truyền.

0