Bài 3 trang 24 SGK Lịch sử 4
Bài 3 trang 24 SGK Lịch sử 4 Người Lạc Việt ở nhà sàn để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng, bản. Họ thờ thần Đất, thần Mặt Trời. ...
Bài 3 trang 24 SGK Lịch sử 4
Người Lạc Việt ở nhà sàn để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng, bản. Họ thờ thần Đất, thần Mặt Trời.
GỢI Ý LÀM BÀI
ĐỀ BÀI: Em hãy kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau :
a) Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất, ăn, mặc, ở, ca hát, lễ hội).
Dưới thời các vua Hùng, nghề chính của lạc dân là làm ruộns. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm,...
Người Lạc Việt ở nhà sàn để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng, bản. Họ thờ thần Đất, thần Mặt Trời.
Người Lạc Việt có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu,... Phụ nữ thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay bằng đá, đồns.
Những ngày hội làng, mọi người thườns hoá trans. vui chơi, nhảy múa theo nhịp trống đồng. Các trai làng đua thuyền trên sỏns hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.
b) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào ? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa.
* Hoàn cảnh
Đầu thê kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú 111 quận Giao Chì là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Bấy giờ ở huyện Mê Linh (vùng đất nay thuộc thành phố Hà Nội) có hai chị em là Trưng Trắc, Trưng Nhị. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, hai chị em sớm có lòng căm thù quân xâm lược. Trưng Trắc cùng chồng là Thi Sách liên kết với các thủ lĩnh khác chuẩn bị cùng nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
* Diễn biến, kết quả
Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn. Hà Tày, nay là Hà Nội), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) ; rồi từ Cổ Loa, tấn công Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh), trung tâm của chính quyền đô hộ. BỊ đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu, mặc giả thường dân, lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc.
Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khỡi nshĩa hoàn toàn thắng lợi
Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đó hộ (từ năm 179 TCN đến năm 40), lần đầu tiên nhân dân ta đã giành và 2Ìữ được độc lập trong hơn ba năm.
c) Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
Được tin viên tướng Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân đi đánh để báo thù. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cớ đó, nhà Nam Hán đem quân sang đánh nước ta.
Biết tin, Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. Sang đánh nước ta lần này, quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông do Thái tử Hoằng Tháo chỉ huy.
Mũi tiến công chính do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sòng Bạch Đằng (Quảng Ninh) tiến vào nước ta. Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thuỷ triều lên, nước che lấp các cọc nhọn. Ngô Quyền chờ quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, nhử cho giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thuỷ triều xuống, khi hàng nghìn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệtẻ Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn ; thuyền giặc chiếc bị thủng, chiếc bị vướng cọc nên không tiến, không lùi được. Quân ta tiếp tục truy kích. Quân Nam Hán chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.