Bài 3: Thực hành: Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm
+ Giới thiệu nội dung và qui trình thực hành : a) Qui ước về màu để ghi và đọc trị số điện trở : Đen Nâu đỏ Cam Vàng Xanh lục Xanh lam Tím Xám trắng số 0 ...
+ Giới thiệu nội dung và qui trình thực hành :
a) Qui ước về màu để ghi và đọc trị số điện trở :
Đen |
Nâu |
đỏ |
Cam |
Vàng |
Xanh lục |
Xanh lam |
Tím |
Xám |
trắng |
số 0 |
số 1 |
số 2 |
số 3 |
số 4 |
số 5 |
số 6 |
số 7 |
số 8 |
số 9 |
Giá trị điện trở biểu hiện bỡi các vòng màu :
- Vòng thứ nhất chỉ chữ số thứ nhất.
- Vòng thứ hai chỉ chữ số thứ hai.
- Vòng thứ ba chỉ số chữ số 0 đặt tiếp theo chữ số thứ hai.
- Vòng thứ tư chỉ mức sai số theo qui ước ( SGK).
Ví dụ : SGK.
b) Cách đọc số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện :
+ Trên tụ thường ghi hai số liệu kĩ thuật :
- Điện áp định mức (V)
- Trị số điện dung, đơn vị F. tụ gốm thường ghi con số mà không ghi đơn vị : ví dụ : 101 có giá trị 100pF ; 102 có giá trị 1000pF ; 203 có giá trị là 20000pF.
Bước 1 : Quan sát và nhận biết các loại linh kiện.
Bước 2: Chọn ra 5 điện trở màu. Lần lượt đọc giá trị từng điện trở và đo trị số bằng đồng hồ, ghi vào bảng 1.
Bước 3: Chọn 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng 2.
Bước 4: Chọn ra 1 tụ có cực tính và 1 tụ không có cực tính để đọc các số liệu kĩ thuật, ghi vào bảng 3.
+ Phân dụng cụ cho các nhóm : Các nhóm nhận và kiểm tra số lượng dụng cụ.
Zaidap.com