Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
SINH HỌC 10 BÀI 3: GIẢI BÀI TẬP CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Cấu trúc và dặc tính hoá lí của nước Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hidrô bằng các liên kết cộng hoá trị. Do điện tử của hidrô trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ...
SINH HỌC 10 BÀI 3: GIẢI BÀI TẬP CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Cấu trúc và dặc tính hoá lí của nước Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hidrô bằng các liên kết cộng hoá trị. Do điện tử của hidrô trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có 2 đầu điện tích trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia (qua liên kết hidrô) và hút các phân cực khác tạo cho ...
SINH HỌC 10 BÀI 3: GIẢI BÀI TẬP CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Cấu trúc và dặc tính hoá lí của nước
Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hidrô bằng các liên kết cộng hoá trị. Do điện tử của hidrô trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có 2 đầu điện tích trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia (qua liên kết hidrô) và hút các phân cực khác tạo cho nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống.
Các êlectron của H trong liên kết cộng hoá trị với o bị kéo lệch về phía nguyên tử ôxi làm cho o mang điện tích âm (26') còn nguyên tử hidrô mang điện tích dương (6+).
2. Vai trò của nước đối với sự sống
Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Vì vậy nước là dung môi hoà tan nhiều chất, là thành phần chính cấu tạo nên tế bào, tạo môi trường cho các phản ứng sinh hoá có thể xảy ra.
+ Nước làm ổn định nhiệt độ của cơ thể cũng như nhiệt độ của môi trường.
+ Nước bay hơi làm cho nhiệt độ của cơ thể sinh vật giảm đi.
+ Về mùa đông lớp nước ở bề mặt đóng băng tạo lớp cách nhiệt giữa không khí lạnh với lớp nước ở dưới nên các sinh vật có thể tồn tại được mà không bị đóng băng.
+ Có lực gắn kết nên bề mặt nước có sức căng giúp cho một số sinh vật có thể sống trên mặt nước.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Cho biết cấu trúc và dặc tính lí - hóa của nước?
Nước được cấu tạo từ nguyên tử ôxi, kết hợp với hai nguyên tử hidrô bằng các liên kết cộng hoá trị. Điện tử của hidrô trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau. Tính phân cực này của nước làm cho phân tử này hút phân tử kia và hút các phân tử phân cực khác tạo cho nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sông.
Câu 2. Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho ví dụ vể một vài nguyên tố vi lượng ở người?
Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng của cơ thể sống nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Như iốt chẳng hạn, chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ nhứng nếu thiếu chúng ta có thể bị bệnh bướu cổ. Còn đôi với cây trồng, Mo chỉ chiếm tỉ lệ 1 nguyên tử trong số 16 triệu nguyên tử H, nhưng nếu thiếu Mo cây trồng sẽ khó phát triển, có khi bị chết.
* Một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người:
- Sắt là thành phần quan trọng của hêmôglôbin trong hồng cầu, nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu.
- Iốt có vai trò quan trọng trong hoạt động tuyến giáp, nếu cơ thể thiếu lốt có thể bị bướu cổ.
Câu 3. Cho biết nước có vai trò như thế nào đối với sự sống?
- Nước làm Ổn định nhiệt độ của cơ thể cũng như nhiệt độ của môi trường.
- Nước là dung môi hoà tan nhiều chất, là thành phần chính cấu tạo nên tế bào, tạo môi trường cho phản ứng sinh hoá xảy ra.
- Nhờ lực liên kết của nước tạo nên sức căng mặt ngoài giúp cho nhiều sinh vật có thể sống trên mặt nước.
- Nước bay hơi giúp giảm nhiệt độ của cơ thể sinh vật.
Câu 4. Tại sao khi tlm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trưốc hết lại tìm xem ở đó có nưóc hay không?
Phân tử nước cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hidrô bằng các liên kết cộng hoá trị.
Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ỗ dạng liên kết. Vì vậy, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước cồn là môi trường của các phản ứng sinh hoá. Nước là thành phần chủ yếu của tế bào và cơ thể sống. Nếu không có nước, tế bào không thể tiến hành chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống. Mặt khác do nước có tính phân cực nên nước có tính chất lí hoá đặc biệt làm cho nó có vai trò rất quan trọng đôi với sự sống.
Chính vì vai trò đó mà khi tìm kiếm sự sông ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không.
Câu 5. Cấu tạo và tính chất của nước?
a. Nước (H2O) gồm 2 nguyên tử hidrô liên kết cộng hoá trị với 1 nguyên tử ôxi.
b. Các phân tử nước có tính phân cực, nên liên kết với nhau tạo ra cột nước liên tục hoặc sức căng bề mặt.
c. Các tính chất của nưởc là không màu, không mùi và trong suốt.
d. Cả a và b đều đúng.
Đáp án : d