23/04/2018, 22:19

Bài 29: Dân cư xã hội châu Phi

(trang 89 sgk Địa Lí 7): - Dựa vào hình 29.1 và kiến thức đã học, trình bày sự phân bố dân cư ở châu Phi. Tại sao dân cư châu Phi phân bố không đều? Trả lời: - Sự phân bố dân cư ở châu Phi: không đều + dưới 2 người/km 2 : hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na-mip và hoang mạc ...

(trang 89 sgk Địa Lí 7): - Dựa vào hình 29.1 và kiến thức đã học, trình bày sự phân bố dân cư ở châu Phi. Tại sao dân cư châu Phi phân bố không đều?

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

- Sự phân bố dân cư ở châu Phi: không đều

+ dưới 2 người/km2: hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na-mip và hoang mạc Ca-la-ha-ri.

+ Từ 2 đến 20 người/km2: miền núi At-lat, đại bộ phận lãnh thổ châu Phi.

+ Từ 21 đến 50 người/km2: ven vịnh Ghi-nê, lưư vực sông Ni-giê, quanh hồ Vích-to-ri-a.

+ Trên 50 người/km2: vùng ven sông Nin.

- Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư không đều:

+ Hoang mạc hầu như không có người. Dân cư thường tập trung trong các ốc đảo, các đô thị có quy mô nhỏ và các đô thị này rất thưa thớt.

+ Môi trường nhiệt đới có mật độ dân cư trung bình, có nhiều thành phố từ 1 đến 5 triệu dân.

+ Môi trường xích đạo ẩm có mật độ dân cư khá cao, có những thành phố trên 5 triệu dân.

+ Riêng vùng ven sông Nin có mật độ dân cư cao nhất, vì ở đây có châu thổ phì nhiêu.


(trang 89 sgk Địa Lí 7): - Tìm trên hình 29.1 các thành phố châu Phi có từ 1 triệu dân trở lên. Các thành phố này phân bố chủ yếu ở đâu?

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

- Các thành phố châu Phi có từ 1 triệu dân trở lên:

+ Bắc Phi: Ca-xa-blan-ca, Ra-bat, An-giê, Tri-pô-li, A-lêch-xan-đri-a , Cai-rô, Khac – tam.

+ Tây Phi: Đa-ca, Cô-na-cri, A-bit-gian, Ac-cra, La-gôt, Kin-sa-xa, Lu-an-đa. + Nam Phi: Kêp-tao, Đuôc-ban, Ma-pu-tô, Giô-han-ne-xbua, Prê-tô-ri-a, Lu – xa - ca

+ Đông Phi: A-đi A-bê-ba, Nai-rô-đi, Đai-et Xa-lam.

- Các thành phố này phân bố chủ yếu ở ven biển.


(trang 91 sgk Địa Lí 7): - Tìm trên bản đồ các quốc gia trong bảng số liệu , cho biết:

- Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình nằm ở vùng nào của châu Phi?

- Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức i rung bình nằm ở vùng nào của châu Phi?

Để học tốt Địa Lý 7 | Giải bài tập Địa Lý 7

Trả lời:

- Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình: Ê-ti-ô-pi-a 2,9%, Tan-da-ni-a 2,8%, Ni-giê-ri-a 2,7%, ở Tây Phi.

- Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình: CH Nam Phi 1,1% ở Nam Phi, Ai Cập 2,1% ở Bắc Phi.


Bài 1 trang 92 sgk địa lí 7

Bài 1. Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi.
Trả lời:
Dân số châu Phi phân bố rất chênh lệch
- Dưới 2 người/km2 : gồm hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na-míp và hoang mạc Ca-la-ha-ri ; điều kiện sinh sống khó khăn, dân cư chỉ sống trong các ốc đảo, các đô thị rất ít, quy mô lại nhỏ.
- Từ 2 đến 20 người/km2: gồm miền núi Át-lát và đại bộ phận lãnh thổ vùng Trung và Đông Phi ; môi trường xa van, tập trung thành phố từ 1 đến 5 triệu dân.
- Từ 21 đến 50 người/km2 : vùng ven vịnh Ghi-nê, lưu vực sông Ni- giê, quanh hồ Vích-to-ri-a ; môi trường xích đạo ẩm, lượng mưa khá lớn, có nhiều thành phố trên 5 triệu dân.
- Trên 50 người/km2 : vùng ven sông Nin, đây là vùng châu thổ phì nhiêu.


Bài 2 trang 92 sgk địa lí 7

Bài 2. Phân tích những nguyên nhân chủ yếu đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi.
Trả lời:
Do gia tăng dân số cao nhất thế giới (2,4% - năm 2001), điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Do khí hậu khô hạn, dẫn đến hạn hán nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn.
- Đại dịch AIDS : năm 2000, hơn 25 triệu người nhiễm HIV/AIDS, phần lớn ở độ tuổi lao động, đang đe doạ sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Xung đột tộc người và sự can thiệp của nước ngoài : do có nhiều tộc người, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo, .Ẽ. Thực dân châu Âu đã lợi dụng điều này để thực hiện chính sách chia để trị. Chính quyền ở nhiều nước thường nằm trong tay thủ lĩnh của một vài tộc người, càng làm tăng mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau dẫn đến những cuộc nội chiến liên miên.

Zaidap.com

0