Bài 28: Vùng Tây Nguyên
Quan sát hình 28.1 (SGK trang 102), hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ? Trả lời: - Tây Nguyên giáp Đông Nam bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. - Tây Nguyên có vị ...
Quan sát hình 28.1 (SGK trang 102), hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ?
Trả lời:
- Tây Nguyên giáp Đông Nam bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.
- Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế. Vị trí ngã ba biên giới giữa 3 nước: Tây Nguyên (Việt Nam), Hạ Lào (Lào), Đông Bắc Cam-pu-chia (Cam-pu-chia) đem lại cho Tây Nguyên lợi thế về độ cao ở phía nam bán đảo Đông Dương cũng như cơ hội liên kết với các nước trong khu vực; Do đó Tây Nguyên có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưư kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.
Quan sát hình 28.1 (SGK trang 102), hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy vể các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này.
Trả lời:
- Sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chủ yếu chảy về Đông Nam Bộ: sông Đồng Nai. Sông chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ: sông Ba. Sông chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia và hội lưu với sông Mê Công là: Xê-rê-pôk, Xê-xan.
- Ý nghĩa :
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước chính cho Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và nước sinh hoạt cho dân cư.
+ Tây Nguyên có địa hình cao xếp tầng, đầu nguồn của các dòng sông chảy về Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Bắc Cam-pu-chia. Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng lãnh thố rộng lớn phía nam đất nước và một phần lưu vực sông Mê Công.
Quan sát hình 28.1 (SGK trang 102), hãy nhận xét sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bôxit.
Trả lời:
- Các vùng đất Bazan tập trung chủ yếu trên các cao nguyên : Kom Tum , Play Ki, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
- Các mỏ Bô xít: phân bố ở Đông Nam Kom Tum, Đông bắc Gia Lai, ở phía nam Đăk Nông, và Lâm Đồng.
Dựa vào hình 28 .2 (SGK trang 102), hãy cho biết Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế gì?
Trả lời:
Tây Nguyên có thể phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn,...), công nghiệp (khai thác quặng bô xít; thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm ,sản,...) dịch vụ (xuất khẩu nông, lâm sản, du lịch,..).
Hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên (trang 104, SGK)
Trả lời:
+ Về dân cư: Tây Nguyên là vùng thưa dân, mật độ dân số chỉ bằng gần 1/3 mật độ dân số của cả nước, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn cao (gấp 1,5 lần tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của cả nước).
+ Về xã hội: Tây Nguyên còn nhiều chỉ tiêu thấp hơn mức trung bình của cả nước (GDP/ người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình của dân cư, tỉ lệ dân thành thị), tỉ lệ hộ nghèo còn cao, cho thấy chất lượng cuộc sống dân cư ở Tây Nguyên còn thấp hơn mức chung của cả nước.
Bài 1 trang 105 sgk địa lí 9
1. Trong xây dựng kinh tế-xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời
a/ Thuận lợi
+ Vị trí địa lí: Tây Nguyên ở vị trí bản lề của phần nam bán đảo Đông Dương, có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước, với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.
+ Có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn:
- Đất trồng: có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha, 66 % diện tích đất ba dan cả nước), thích hợp để trồng cây công nghiệp, dặc biệt là cây cà phê.
- Rừng: có diện tích và trữ ỉượng lớn nhất nước (gần 3 triệu ha 25% diện tích rừng cả nước), rừng còn nhiều gỗ quý, chim và thú quý
- Thủy năng: trữ năng thủy điện lớn (21 % của cả nước), xếp sau Tây Bắc
- Khoáng sản: có trữ lượng lớn bô xít (khỏang 3 tỉ tấn), tập trung ở nam Tây Nguyên
- Cảnh quan du lịch: đa dạng (hồ, thác, rừng _.)
- Các dân tộc ở Tây Nguyên có bản sắc văn hóa phong phú với nhiều nét đặc thù.
- Tây Nguyên có thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, khai thác lâm sản và thủy năng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
+ Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài.
b/ Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài 4 -5 tháng, mực nước ngầm hạ thấp, việc làm thủy lợi khó khăn và tốn kém, rừng dễ bị cháy. Vào mùa mưa đất ba dan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa trôi
+ Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chầt kĩ thuật của các ngành kinh tế còn trong tình trạng kém phát triển
Bài 2 trang 105 sgk địa lí 9
2. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên
Trả lời
Đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên:
+ Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất ở nước ta. Mật độ dân số năm 2006 là 89 người / km2 (của cả nước là 254 người / km2), nhưng phân bố rất chênh lệch trên lãnh thổ
+ Các đô thị, ven các tuyến đường giao thông, các nông, lâm trường có mật độ dân số cao hơn các vùng còn lại (các vùng trồng cây công nghiệp ở Đăk Lăk, Lâm Đồng có mật độ dân số 101 - 200 người / km2). Còn nhiều vùng ở Kon Tum, Đăk Lăk, Đãk Nông có mật độ dân số dưới 50 người / km2
+ Tỉ lệ dân thành thị của Tây Nguyên thấp hơn tỉ lệ dân thành thị của cả nước. Buôn Ma Thuột là đô thị đông dân nhất của vùng (trên 201 nghìn người), các đô thị còn lại: Kon Tum, Plây Ku, Đà Lạt, Bảo Lộc. Gia Nghĩa có số dân ít hơn (dưới 200 nghìn người)
Bài 3 trang 105 sgk địa lí 9
3. Dựa vào bảng số liệu 28.3: Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2003 (trang 105, SGK).
Hãy vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh. Nhận xét và rút ra kết luận
Trả lời
+ Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên năm 2003 (Đon vị: %)
+ Nhận xét và rút ra kết luận:
- So cả nước, tất cả các tỉnh ở Tây Nguyên đều có độ che phủ rừng cao hơn (độ che phủ rừng của cả nước năm 2003 dưới 43%).
- Kon Tum là tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất, kế đó là Lâm Đồng, thấp nhất là Gia Lai.
- Kết luận: Tây Nguyên là vùng còn tài nguyên rừng giàu nhất ở nước ta.
Zaidap.com