23/04/2018, 23:34

Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam - SBT

Câu 1. trang 56 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8 Em hãy nêu rõ những yếu tố địa lí ảnh hưởng đến đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam ; lấy ví dụ về sự tác động của tự nhiên đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Trả lời: Những nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm chung của tự nhiên Vn bao gồm ...

Câu 1. trang 56 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8

Em hãy nêu rõ những yếu tố địa lí ảnh hưởng đến đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam ; lấy ví dụ về sự tác động của tự nhiên đến các hoạt động kinh tế - xã hội.

Trả lời:

  1. Những nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm chung của tự nhiên Vn bao gồm 3 nhân tố. Đó là:

-         Vị trí đị lí:

+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc.

+ Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á

+ Cầu nối giữa đất liền và hải đảo.

+ Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

-         Hình dạng lãnh thổ:

+  Phần đất liền

  • Kéo dài theo chiều B – N 1650km, tương đương 15o vĩ tuyến.
  • Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.
  • Có đường bờ biển cong hình chữ S 3260km
  • Biên giới :4500km

+  Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam

Có hai quần đảo lớn là

  • Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
  • Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng)

-         Kích thước lãnh thổ:

+ Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài 15 vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.

+ Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng 7 kinh độ.

+ Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.

+ Bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng và dài trên 3260km

Ví dụ:

– Đối với tự nhiên: Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú. Tuy nhiên cũng xảy ra nhiều thiên tai…

– Đối với hoạt động kinh tế – xã hội:

+ Giao thông vận tải phát triển như: đường không, đường thuỷ

+ Công – nông nghiệp: điều kiện tự nhiên như khí hậu đất đai, nguồn nước rất thuận lợi giúp cho nông công nghiệp phát triển.


Câu 2.c trang 57 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8

Đo và tính khoảng cách (theo đường chim bay) từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất (AB) và nơi hẹp nhất (CD) trên phần lãnh thổ đất liền nước ta.

Trả lời:

Khoảng cách (Đông - Tây): nơi rộng nhất: khoảng 600 km ; nơi hẹp nhất: 50 km.


Câu 2 trang 57 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8

Dựa vào hình 11 dưới đây :


Em hãy :

a, Xác định các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam và ghi tên các điểm cực này lên lược đồ.

b, Đo và tính khoảng cách từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài bao nhiêu km ?

c, Đo và tính khoảng cách (theo đường chim bay) từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất(AB) nơi hẹp nhất(CD) trên phần lãnh thổ đất liền nước ta.

Trả lời:

a, xác định và ghi điểm cực lên bản đồ

 b, Đo tính trên hình (tương đối chính xác) yêu cầu HS nêu được khoảng cách từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của nước ta (theo đường chim bay) khoảng 1650 km. 

c, Khoảng cách (Đông - Tây): nơi rộng nhất: khoảng 600 km ; nơi hẹp nhất: 50 km.


Câu 3. trang 58 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8

Quan sát hình 24.1  Lược đồ khu vực Biển Đông, tr 87 SGK ; hình 24.5. Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam, tr 92 SGK, em hãy hoàn thành bảng sau :

Trả lời:


Câu 4. trang 58 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8

Hoàn thành sơ đồ dưới đây để nêu rõ vị trí địa lí và hình dạng kích thước nước ta có thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời:

+ Thuận lợi:

Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.

– Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

-         Khai thác và sử dụng nguồn TNTN phong phú, đa dạng..

+ Khó khăn:

– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).

Zaidap.com

0