Bài 22 phần 2: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)
Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều. Trả lời: Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt. Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền ...
Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều.
Trả lời:
Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai hoạ gì cho nhân dân ta
Trả lời:
Trong trận đánh năm 1570, nhân dân Thanh Hoá già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều. Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, di phu.
Mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất ìà những năm có thiên tai lớn. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân đói khổ phiêu bạt, tan tác vào Nam ra Bắc, trong cõi Nghệ An đìu hiu, vắng tanh".
Chế độ binh dịch càng đè nặng lên đời sống nhân dân .
Thời gian họ Mạc rút lên Cao Bằng, nhân dân vẫn tiếp tục phải đi lính, đi phu, gia đình li tán.
Nêu hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Trả lời:
Trả lời cho câu hỏi nêu hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài. Cần nhìn nhận hậu quả đối với nền kinh tế (nòng, thủ công, thương nghiệp), đời sống của nhân dân, sự trì trệ của đất nước do chiến tranh nhiều năm và đất nước bị chia cắt do các tập đoàn phong kiến gây nên.
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
Trả lời:
- Hậu quả : Đất nước bị chia cắt. Nhân dân bị đói khổ, li tán.
+ Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê ; tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê? nhân dán gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XIV
Trả lời:
-Vua quan nhà Trần ăn chơi sa đọa
- Quan lại bắt dân xây dinh thự , chùa chiền . Trong triều bị bọn nịnh thần lũng đoạn ( Chu văn An dâng sớ xin vua chém 7 tên nịnh thần )
- Nhà Trần bất lực trước sự xâm lược của Champa và sự ngang ngược của nhà Minh .
- Đời sống nhân dân càng khổ cực.
Do bị áp bức bóc lột nên nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh:
- Khởi nghĩa nông dân Ngô Bệ 1344-1360: ở Yên Phụ- Hải Dương .
- Khởi nghĩa nông dân Nguyễn Thanh, Nguyễn Ky ở Thanh Hóa năm 1379.
- Cuộc khởi nghĩa nông dân do nhà sư Phạm Sư Ôn lãnh đạo năm 1390 ở Quốc Oai – Sơn Tây , tiến vào Thăng Long 3 ngày .
- Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây 1399
Zaidap.com