Bài 21 – Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Bài 21 – Ngắm trăng (Vọng nguyệt) Hướng dẫn ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và giải nghĩa chữ Hán. 2. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “trong tù không rượu cũng không hoa”? Tâm trạng của Bác ...
Bài 21 – Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Hướng dẫn
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và giải nghĩa chữ Hán.
2. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “trong tù không rượu cũng không hoa”? Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng đẹp trong hai câu đầu?
Trả lời: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh “thân thể ở trong lao”. Bác nói đến cảnh “trong tù không rượu cũng không hoa” là tỏ ý tiếc rằng trong tù không có hoa, có rượu để giúp cho việc ngắm tràng đẹp và làm thơ thêm trọn vẹn và thú vị.
Tâm trạng của Bác trong hai câu đầu là sự nao nức và bối rối trước cảnh trăng quá đẹp. Bác là người thực sự có tâm hồn nghệ sĩ nên không thể thờ ơ, hờ hững trước cảnh tượng thiên nhiên tuyệt mĩ ấy.
3. Trong hai câu cuối, sự sắp xếp các từ “nhân” và “thi gia”, “song, nguyệt, minh nguyệt” có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp này và việc đặt hai câu dưới dạng đôi nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Trả lời: Trong hai câu thơ chữ Hán 3 và 4, từ nhân đối với nguyệt, từ song tiền đối với song khích, từ minh nguyệt đối với thi gia và ở mỗi câu thì từ song (ở đây phải hiểu là cửa sắt nhà tù) đều đứng ở giữa người và trăng.
Điều này nói lên rằng, giữa trăng và người luôn có sự ngăn cách của song cửa nhà tù nhưng người và trăng vẫn là đôi bạn tri kỉ giao hòa, giao cảm, luôn hướng về nhau và sự ngăn cách đó đã trở nên vô hiệu.
4. Qua bài thơ này, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?
Trả lời: Từ trong chốn ngục tù tăm tối, chân tay bị trói buộc bởi gông xiềng, Bác vẫn mở rộng tâm hồn đón nhận và giao hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên. Đúng là Người đã vượt lên lao lung, quên đi thực tế gian khổ, giữ vững tấm lòng thư thái như một thi nhân đang tự do ngắm cảnh trăng đêm. Đó là tình yêu thiên nhiên và cũng là chất thép trong thơ cua Người.
5. Một số bài thơ Bác viết về trăng:
CẢNH RỪNG VIỆT BẮC
Cảnh rừng Vịệt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
Xuân 1947
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
1948
RẰM THÁNG GIÊNG
(Nguyên văn là chữ Hán)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(Xuân Thủy dịch)
TIN THẮNG TRẬN
(Trích)
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau…
(Thơ chữ Hán được dịch ra tiếng Việt)
ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁY
Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo
Bốn bề phong cảnh vắng teo
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan
Lòng riêng, riêng những bàng hoàng
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng
Thuyền về, trời đã rạng đông
Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.
(1949)
Mai Thu
Từ khóa tìm kiếm:
- kiem tra bài cu ngam trang
- Soan ngăm trăng ngăn gon