Bài 2 trang 62 – Sách giáo khoa vật lý 11, 2. Cho mạch điện có sơ đồ như hinh 11.4, tron đó các acquy có suất điện động...
Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch – Bài 2 trang 62 – Sách giáo khoa vật lý 11. 2. Cho mạch điện có sơ đồ như hinh 11.4, tron đó các acquy có suất điện động 2. Cho mạch điện có sơ đồ như hinh 11.4, tron đó các acquy có suất điện động ξ 1 = 12V; ξ 2 = 6V và có các điện ...
2. Cho mạch điện có sơ đồ như hinh 11.4, tron đó các acquy có suất điện động ξ1 = 12V; ξ2 = 6V và có các điện trở trong là không đáng kể.
Các điện trở R1 = 4 Ω R2 = 8 Ω
a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.
b) Tính công suất tiêu thụ điện của mỗi điện trở.
c) Tính công suất của mỗi acquy và năng lượng mà mỗi acquy cung cấp trong 5 phút.
Giải:
a) Tính cường độ dòng điện trong mạch:
– Suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp: ξb = ξ1 + ξ2 = 18 V.
– Điện trở tương đương của mạch ngoài gồm hai điện trở mắc nối tiếp:
RN = R1 + R2 = 12 Ω
Từ định luật Ôm đối với toàn mạch thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là:
I = ξb /(RN + rb) = 1,5A
b) Công suất tiêu thụ điện:
Của điện trở R1 là P1 = I2R1 = 9 W
Của điện trở R2 là P2 = I2R2 = 18 W.
c) Tính công suất và năng lượng mà acquy cung cấp:
– Công suất của acquy thứ nhất: Png(1) = ξ1I = 18W
Năng lượng mà acquy thứ nhất cung cấp trong năm phút :
Wng(1) = Png(1)t = 5 400 J
Tương tự với nguồn 2 ta được: Png(2) = 9 W, Wng(2)= 2700 J