Bài 2 trang 59 GDCD 10

Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội : Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân ...

Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội

: Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.

   Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.

   Hỏi:

   a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.

   b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?

Trả lời:

    a. Qua thông tin trên, ta thấy: Cần nên án chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc của con người. Cần thành lập các tổ chức cứu trợ nhằm giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người, kêu gọi ủng hộ hòa bình thế giới.

    b. Ta có thể học được tính dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, gian khó của Đuy-năng để bảo vệ cho quyền sống của con người.

Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân 10 (GDCD 10) Bài 9

0