Bài 2 trang 203 vật lý 11, Trình bày các hoạt động và các đặc điểm sau của mắt:...
Mắt – Bài 2 trang 203 sgk vật lý 11. Trình bày các hoạt động và các đặc điểm sau của mắt: Bài 2. Trình bày các hoạt động và các đặc điểm sau của mắt: – Điều tiết; – Điểm cực cận; – Điểm cực viễn; – Khoảng nhìn rõ. Hướng dẫn giải: 1. Sự điều tiết Điều tiết là hoạt động ...
Bài 2. Trình bày các hoạt động và các đặc điểm sau của mắt:
– Điều tiết;
– Điểm cực cận;
– Điểm cực viễn;
– Khoảng nhìn rõ.
Hướng dẫn giải:
1. Sự điều tiết
Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới.
Việc này được thực hiện nhờ các cơ vòng của mắt. Khi bóp lại, các cơ này làm thể thủy tinh phồng lên, giảm bán kính cong, do đó tiêu cự của mắt giảm.
Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất.
Khi các cơ mắt bóp tối đa, mắt ở trạng thái điều tiết tối đa và tiêu cự của mắt nhỏ nhất.
2. Điểm cực viễn. Điểm cực cận.Khoảng nhìn rõ
Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn Cv (hay viễn điểm) của mắt. Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ. Đối với mắt không có tật, điểm cực viễn ở xa vô cùng (vô cực).
Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ở ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận Cc (hay cận điểm) của mắt. Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ. Càng lớn tuổi điểm cực cận càng lùi ra xa mắt.
Khoảng cách giữa điểm cực viễn và điểm cực cận gọi là khoảng nhìn rõ của mắt. Các khoảng cách OCv và Đ = OCc từ mắt tới các điểm cực viễn và cực cận cũng thường được gọi tương ứng là khoảng cực viễn, khoảng cực cận.