Bài 19,20,21, 22,23 trang 36 toán 7 tập 2: Luyện tập đơn thức đồng dạng
Bài 19,20,21, 22,23 trang 36 toán 7 tập 2: Luyện tập đơn thức đồng dạng Đáp án và Giải bài 19,20,21, 22,23 trang 36 SGK toán 7 tập 2 : Luyện tập đơn thức đồng dạng – Chương 4 Đại số. Bài trước: Giải bài 15,16,17,18 trang 34,35 SGK Toán 7 tập 2: Đơn thức đồng dạng (Gồm lý thuyết và Bài ...
Bài 19,20,21, 22,23 trang 36 toán 7 tập 2: Luyện tập đơn thức đồng dạng
Đáp án và Giải bài 19,20,21, 22,23 trang 36 SGK toán 7 tập 2: Luyện tập đơn thức đồng dạng – Chương 4 Đại số.
Bài trước: Giải bài 15,16,17,18 trang 34,35 SGK Toán 7 tập 2: Đơn thức đồng dạng (Gồm lý thuyết và Bài tập chi tiết đã được giải)
Bài 19: Tính giá trị của biểu thức 16x2y5 – 2x3y2 tại x = 0,5 và y = -1.
Thay x = 0,5 và y = -1 vào biểu thức ta có:
16x2y5 – 2x3y2 = 16 (1/2)2 (-1)5 – 2 (1/2)3 (-1)2
= 16. 1/4 .(-1) – 2 . 1/8 . 1 = -4 – 1/4 = – 17/4
Vậy giá trị của biểu thức 16x2y5 – 2x3y2 tại x = 0,5 và y = -1 là – 17/4.
Bài 20 trang 36: Viết ba đơn thức đồng dạng với đơn thức -2x2y rồi tính tổng của cả bốn đơn thức đó.
Có vô số các đơn thức đồng dạng với đơn thức -2x2y. Chẳng hạn:
Ba đơn thức đồng dạng với -2x2y là:
5x2y; 2/3 x2y; – 1/3 x2y
Tổng cả bốn đơn thức:
-2x2y + 5x2y + 2/3 x2y + (- 1/3 x2y) = (-2 + 5 + 2/3 – 1/3) x2y = 10/3 x2y.
Bài 21 trang 36 Toán 7: Tính tổng của các đơn thức:
3/4 xyz2; 1/2 xyz2; -1/4xyz2;
Giải: Tổng của các đơn thức: 3/4 xyz2; 1/2 xyz2; -1/4xyz2; là:
3/4 xyz2 +1/2 xyz2 + (-1/4xyz2 )= ( 3/4 + 1/2 -1/4) xyz2 = xyz2.
Bài 22 trang 36: Tính các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức nhận được:
a) 12/15 x4y2 và 5/9 xy;
b) -1/7 x2y và – 2/5 xy4.
Giải: a) Tích của hai đơn thức 12/15 x4y2 và 5/9 xy là:
12/15 x4y2 . 5/9 xy = 4/9 x5 y3;
Đơn thức tích có bậc 8.
b) -1/7 x2y .(- 2/5 xy4) = 2/35 x3y5;
Đơn thức tích có bậc 8.
Bài 23 trang 36: Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống:
a) 3x2y +[] = 5x2y
b) [] – 2x2 = -7x2
c) [] + [] = x5.
Đáp án: Điền các đơn thức thích hợp vaod chỗ trống:
a) 3x2y + [] = 5x2y → [] là 2x2y
b) [] – 2x2 = -7x2 → [] là -5 x2
c) [] + [] = x5 có nhiều cách điền khác nhau:
Ba ô trống là ba đơn thức đồng dạng với và tổng 3 hệ số bằng 1 chẳng hạn 15x5 ; -12x5 ; -2x5 .
Một ô là x5 , thì ô còn lại là 2 đơn thức đồng dạng có hệ đối nhau chẳng hạn: x5 ; 2x2 ; -2x2 .