Bài 17.5 trang 42 Sách bài tập (SBT) Lý 10 : Một thanh AB đồng chất, khối lượng m = 2,0 kg tựa lên hai mặt phẳng...
Một thanh AB đồng chất, khối lượng m = 2,0 kg tựa lên hai mặt phẳng nghiêng không ma sát, với các góc nghiêng α = 30° và β = 60°. Biết giá của trọng lực của thanh đi qua giao tuyến O của hai mặt phẳng nghiêng (H.17.5). Lấy g = 10 m/s2. Xác định áp lực của thanh lên mỗi mặt phẳng ...
Xác định áp lực của thanh lên mỗi mặt phẳng nghiêng.
. Bài 17.5 trang 42 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10 – Bài 17: Cân Bằng Của Vật Rắn Chịu Tác Dụng Của Hai Lực Và Của Ba Lực Không Song Song
Một thanh AB đồng chất, khối lượng m = 2,0 kg tựa lên hai mặt phẳng nghiêng không ma sát, với các góc nghiêng α = 30° và β = 60°. Biết giá của trọng lực của thanh đi qua giao tuyến O của hai mặt phẳng nghiêng (H.17.5). Lấy g = 10 m/s2. Xác định áp lực của thanh lên mỗi mặt phẳng nghiêng.
Hướng dẫn trả lời:
Thanh AB chịu ba lực cân bàng là (overrightarrow P ,overrightarrow {{N_1}} ) và (overrightarrow {{N_2}} ) . Vì mặt phẳng nghiêng không ma sát nên hai phản lực (overrightarrow {{N_1}} ) và (overrightarrow {{N_2}} )vuông góc với các mặt phẳng nghiêng. Ta trượt các vectơ lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy C (H.17.5G).
Từ tam giác lực, ta được :
N1 = Psin30° = 20.0,5 = 10 N
N2= Pcos30° = 20.({{sqrt 3 } over 2}) = 17,3 ≈ 17 N
Theo định luật III Niu-tơn thì áp lực của thanh lên mặt phẳng nghiêng có độ lớn bằng phản lực của mặt phẳng nghiêng lên thanh.