Bài 15: Vật liệu cơ khí
Câu 1 trang 76 SGK Công nghệ 11 Hãy nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí. Trả lời: - Các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí: Độ bền, độ dẻo, độ cứng. a. Độ bền: - ĐN: biểu thị khả năng chống lại biến dạng ...
Câu 1 trang 76 SGK Công nghệ 11
Hãy nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
Trả lời:
- Các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí: Độ bền, độ dẻo, độ cứng.
a. Độ bền:
- ĐN: biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu.
- Ý nghĩa: Là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu.
- Giới hạn bền kéo: Đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu (bk).
- Giới hạn bền nén: Đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu (bn).
b. Độ dẻo:
- ĐN: Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của vật liệu.
- Ý nghĩa: Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu.
c. Độ cứng:
- ĐN: Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt dưới tác dụng của lực.
- Đơn vị đo độ cứng:
+ Brinen (HB):
+ Rocven (HRC):
+ Vicker (HV)
Câu 2 trang 76 SGK Công nghệ 11
Nêu tính chất và công dụng của vật liệu hữu cơ pôlime dùng trong ngành cơ khí.
Trả lời:
- Tính chất: Ở nhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái chảy dẻo, không dẫn điện. Gia công nhiệt được nhiều lần. Có độ bền và khả năng chống mài mòn cao.
- Công dụng: Dùng chế tạo bánh răng cho các thiết bị kéo sợi.
Câu 3 trang 76 SGK Công nghệ 11
Nêu tính chất và công dụng của vật liệu compôzit dùng trong ngành cơ khí.
Trả lời:
- Tính chất: Sau khi gia công nhiệt lần đầu không chảy hoặc mềm ở nhiệt độ cao, không tan trong dung môi, không dẫn điện, cứng, bền.
- Công dụng: Dùng để chế tạo các tấm lắp cầu dao điện, kết hợp với sợi thuỷ tinh để chế tạo vật liệu compôzit.
Zaidap.com