Bài 14: Nước Âu Lạc
Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu - Lạc Việt ? Trả lời: - Tổ tiên ta bước đầu tạo dựng được truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Thán phục và học tập tinh thần chiến đấu bất khuất của tổ tiên ta trong buổi đầu dựng nước. Vì sao Thục Phán đặt tên nước là ...
Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu - Lạc Việt ?
Trả lời:
- Tổ tiên ta bước đầu tạo dựng được truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Thán phục và học tập tinh thần chiến đấu bất khuất của tổ tiên ta trong buổi đầu dựng nước.
Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc ?
Trả lời:
Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc vì Âu Lạc là tên ghép của hai đất của người Tây Âu và Lạc Việt, việc An Dương Vương đặt tên như vậy là nhằm khẳng định tinh thần hợp nhất dân tộc.
Theo em, tại sao có sự tiến bộ nông nghiệp, công nghiệp ?
Trả lời:
Có sự tiến bộ này vì :
- Tiếp nối thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang...
- Sau kháng chiến chống xâm lược, đất nước được độc lập.
- Tinh thần cần cù lao động và sáng tạo không ngừng của nhân dân.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ?
Trả lời:
Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt chống quân xâm lược Tần :
- Buổi đầu cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Tây Âu — Lạc Việt gặp nhiều khó khăn, quân thù hung bạo, người thủ lĩnh Tây Âu bị giết..., nhưng nhân dân không chịu hàng mà trốn vào rừng, tiếp tục cuộc kháng chiến.
- Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, nhân dân Tây Âu - Lạc Việt đã kiên cường chiến đấu, đẩy quân Tần vào thế "đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong", năm 208 TCN thì giành được thắng lợi, nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.
Nhà nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc :
- Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi.
- Vua Hùng thứ 18 không còn khả năng; làm vua như trước.
- Hợp nhất hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt.
Vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương.
Trả lời:
Sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương:
Zaidap.com