Bài 120 trang 100 sgk Toán 6 tập 1, Cho hai tập hợp: A ={3; -5; 7}; B = {-2; 4; -6; 8} a)Có bao nhiêu tích ab (với a ∈A và b ∈ B) được tạo thành?...
Cho hai tập hợp: A ={3; -5; 7}; B = {-2; 4; -6; 8} a)Có bao nhiêu tích ab (với a ∈A và b ∈ B) được tạo thành? . Bài 120 trang 100 sgk toán 6 tập 1 – Ôn tập chương II: Số nguyên – Toán 6 Cho hai tập hợp: A ={3; -5; 7}; B = {-2; 4; -6; 8} a) Có bao nhiêu tích ab (với a ∈ A ...
a)Có bao nhiêu tích ab (với a ∈A và b ∈ B) được tạo thành?
. Bài 120 trang 100 sgk toán 6 tập 1 – Ôn tập chương II: Số nguyên – Toán 6
Cho hai tập hợp: A ={3; -5; 7}; B = {-2; 4; -6; 8}
a) Có bao nhiêu tích ab (với a ∈ A và b ∈ B) được tạo thành?
b) Có bao nhiêu tích lớn hơn 0, bao nhiêu tích nhỏ hơn 0?
c) Có bao nhiêu tích là bội của 6?
d) Có bao nhiêu tích là ước của 20?
Hướng dẫn làm bài:
a) A có 3 phần tử, B có 4 phần tử. Một tích ab bằng một phẩn tử của A nhân với một phần tử của B.
Vậy có tất cả 3.4 = 12 tích ab được tạo thành.
b)
Một tích có hai thừa số cùng dấu sẽ lớn hơn 0:
– A có 2 số dương, B có 2 số dương nên có 2.2 tích lớn hơn 0.
– A có 1 số âm, B có 2 số âm nên có 1.2 tích lớn hơn 0.
Vậy có 2.2 + 1.2 = 4 + 2 = 6 tích lớn hơn 0.
Một tích có hai thừa số khác dấu sẽ nhỏ hơn 0:
– A có 2 số dương, B có 2 số âm nên có 2.2 tích nhỏ hơn 0.
– A có 1 số âm, B có 2 số dương nên có 1.2 tích nhỏ hơn 0.
Vậy có 2.2 + 1.2 = 4 + 2 = 6 tích nhỏ hơn 0.
c)
Có 6 tích là bội của 6, đó là: 3.(-2); 3.4; 3.(-6); 3.8; (-5).(-6); 7.(-6).
d)
Có 2 tích là ước của 20, đó là: (-5).(-2); (-5).4.