Bài 10 trang 34 SBT Vật Lí 9
Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn Bài 10 trang 34 sách bài tập Vật Lí 9: Hai bóng đèn Đ 1 và Đ 2 có cùng hiệu điện thế định mức là U 1 = U 2 = 6V; khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R 1 = 12Ω và R 2 = 8Ω . Mắc ...
Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
Bài 10 trang 34 sách bài tập Vật Lí 9: Hai bóng đèn Đ1 và Đ2 có cùng hiệu điện thế định mức là U1 = U2 = 6V; khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 12Ω và R2 = 8Ω . Mắc Đ1, Đ2 cùng với một biến trở vào hiệu điện thế không đổi U = 9V để hai đèn sáng bình thường
a) Vẽ sơ đồ mạch điện và tính giá trị Rb của biến trở khi hai đèn sáng bình thường
b) Biến trở này được quấn bằng dây nicrom có điện trở suất là 1,10.10-6Ω.m và có tiết diện 0,8mm2. Tính độ dài tổng cộng của dây quấn biến trở này, biết nó có giá trị lớn nhất Rbm = 15Rb, trong đó Rb là giá trị tính được ở câu a trên đây.
Lời giải:
a) Sơ đồ mạch điện:
Cường độ dòng diện qua R1, R2 và toàn mạch:
I1 = U1/R1 = 6/12 = 0,5A và I2 = U2/R2 =6/8 = 0,75A
I12 = Ib = I = I1 + I2 = 0,5 + 0,75 = 1,25A
Điện trở tương đương của R1, R2:
Điện trở toàn mạch: R = U/I = 9/1,25 = 7,2Ω
Điện trở của biến trở: Rb = R – R12 = 7,2 – 4,8 = 2,4Ω
b) Điện trở lớn nhất của biến trở: Rbm = 15Rb = 15 x 2,4 = 36Ω
Độ dài của dây cuốn làm biến trở:
l = RS/ρ= (36.0,8.10-6)/(1,1.10-6 ) = 26,2m
Các bài giải bài tập sách bài tập Vật lý 9 (SBT Vật lý 9)