25/04/2018, 09:46

Bài 1 trang 55 Sử 4: Trịnh – Nguyễn phân tranh...

Bài 1 trang 55 SGK Lịch sử 4: Trịnh – Nguyễn phân tranh. Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ? Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ? GỢI Ý TRẢ LỜI Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu. Vua chỉ bàv trò ãn chơi xa xỉ ...

Bài 1 trang 55 SGK Lịch sử 4: Trịnh – Nguyễn phân tranh. Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ?

Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ?

GỢI Ý TRẢ LỜI

Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu. Vua chỉ bàv trò ãn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện, do vậy nhân dân mia mai gọi vua Lê Uy Mục là “vua quỷ”, vua Lê Tương Dực là “vua lợn ‘. Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh siành quyền lơi. Đất nước rơi vào cảnh loan lac.

Năm 1527, nhân tình hình đó, Mạc Đăng Dung là một quan võ, đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập nên triều Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim (một quan võ triều Lê) tìm một người thuộc dòng dõi nhà Lê đưa lên ngôi, lập một triều đình riêng ở vùng Thanh Hoá. sử cũ gọi đây là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc ở phía bắc. Đất nước bị chia cắt. Nam triều và Bắc triều đánh nhau, gây ra một cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh Nam – Bắc triều mới được chấm dứt.

Tưởng giang sơn lại được thống nhất, nào ngờ, khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay đã nắm toàn bộ triều chính. Con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thú vùng Thuận Hoá, Quảng Nam đã xây dựng lực lượng và chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.

Trong khoảng 50 năm, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùns đát miền Trung trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng hai bên phải lấy sône Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào. Ở Đàng Ngoài, Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) xưng vương, xây phủ bên cạnh triều đình vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”

0