Bài 1 trang 28 GDCD 10
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng : Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ? Trả lời: - Theo triết học Mác – Lê-nin, mâu thuẫn là sự tác động, ...
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
: Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Theo triết học Mác – Lê-nin, mâu thuẫn là sự tác động, ràng buộc; vừa thống nhất, vừa đấu tranh lẫn nhau giữa hai mặt đối lập.
- Mặt đối lập là những mặt có tính chất, đặc điểm, thuộc tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.
- Trong mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, đồng thời chúng cũng luôn tác động, bài trừ nhau. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Ví dụ:
+ Mọi sự vật đều có quá trình đồng hóa và dị hóa.
+ Trong mỗi con người luôn có hai mặt tốt và xấu.
+ Trong hoạt động kinh tế có sản xuất và tiêu dùng.
Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân 10 (GDCD 10) Bài 4