Bài 1 trang 15 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11- Bài tập tự giải
Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số loài cây, người ta thu được số liệu : Đậu côve 0,8-0,9m; cỏ ba lá 1-3m;kê 0,8-1,1m;khoai tây 1,1-1,6m;ngô 1,1-2,6m; nhiều cây bụi ở sa mạc trên 10m. ...
Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số loài cây, người ta thu được số liệu : Đậu côve 0,8-0,9m; cỏ ba lá 1-3m;kê 0,8-1,1m;khoai tây 1,1-1,6m;ngô 1,1-2,6m; nhiều cây bụi ở sa mạc trên 10m.
Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số loài cây, người ta thu được số liệu : Đậu côve 0,8-0,9m; cỏ ba lá 1-3m;kê 0,8-1,1m;khoai tây 1,1-1,6m;ngô 1,1-2,6m; nhiều cây bụi ở sa mạc trên 10m.
a) Các con số trên chứng minh điều gì?
b) Tại sao cây bụi ở sa mạc có rễ dài trên 10m?
Lời giải:
a)
-Những con số trên nói lên khả năng đâm sâu và lan rộng vào đất của rễ. Rễ cây lan rộng, hệ thống lông hút phát triển giúp tăng diện tích tiếp xúc với môi trường đất. Các đặc điểm này là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài, giúp cây hút được nước và muối khoáng từ môi trường đất phức tạp.
-Môi trường càng khô cạn thì chiều dài của rễ càng cao, để có thể hút được nước và mối kháng giúp cây sinh tưởng và phát triển.
b) Do ở sa mạc thì môi trường khô cạn, các bụi cây ở đó phải phát triển mạnh bộ rễ dài(10m) để có thể đâm sâu xuống đất hút nước và muối khoáng.