Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy - SBT
Bài tập 1 trang 5, 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10 1. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của loài vượn cổ ? A. Sống cách đây khoảng 6 triệu năm. B. Có thể đứng và đi bằng hai chân. C. Tay được dùng để cầm, nắm. D. Đã hỉnh thành trung tâm phát tiếng nói trong não. Trả ...
Bài tập 1 trang 5, 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
1.Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của loài vượn cổ ?
A. Sống cách đây khoảng 6 triệu năm.
B. Có thể đứng và đi bằng hai chân.
C. Tay được dùng để cầm, nắm.
D. Đã hỉnh thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
Trả lời:
Chọn. D
2.So với loài vượn cổ, Người tối cổ tiến hoá hơn hẳn ở điểm nào ?
A. Đi, đứng bằng hai chân.
B. Đôi bàn tay được giải phóng.
C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Chọn. D
3. Công cụ mà Người tối cổ chế tạo ra là
A. mảnh đá hay hòn cuội nhỏ.
B. đồ đá được ghè đẽo một mặt.
C. đồ đá được ghề đẽo hai mặt.
D. đồ gỗ, đồ gốm.
Trả lời:
Chọn. B
4. Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là
A. chế tác công cụ lao động.
B. biết cách tạo ra lửa.
C. biết chế tác đồ gốm.
D. biết trồng trọt và chăn nuôi.
Trả lời:
Chọn. C
5. Vai trò quan trọng nhất của lao động đối với loài người trong giai đoạn hình thành là :
A. giúp cho đời sống vật chất và tinh thẩn của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.
B. giúp con người từng bước biết khám phá thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
C. giúp con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, tạo nên bước phát triển nhảy vọt từ vượn thành người.
D. giúp con người có sức khoẻ và trí tuệ để đấu tranh sinh tồn.
Trả lời:
Chọn C
6. Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là
A. bầy người nguyên thuỷ.
B. thị tộc.
C. bộ lạc.
D. xã hội loài người sơ khai.
Trả lời:
Chọn. A
7. Thành tựu nào sau đây không thuộc thời đại đá mới ?
A. Đồ đá được ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.
B. Phát minh ra lửa.
C. Biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.
D. Biết làm đồ gốm.
Trả lời:
Chọn. D
8. Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng vì
A. thời kì này xuất hiện những loại hình công cụ mới.
B. con người biết đan lưới đánh cá, biết làm đồ gốm.
C. thời kì này có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới, dẫn tới sự thay đổi lớn lao trong đời sống và tổ chức xã hội.
D. con người có những sáng tạo lớn lao, sống tốt hơn, vui hơn.
Trả lời:
Chọn C
9. Ở Việt Nam tìm thấy dấu vết của
A. loài vượn cổ
B. Người tối cổ.
C. Người tinh khôn.
D. gồm cả B và C.
Trả lời:
Chọn. D
Bài tập 2 trang 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 2. Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai.
□ Con người có nguồn gốc từ một loài động vật.
□ Loài vượn cổ đã biết dùng lửa để sưởi ấm, đuổi dã thú và nướng chín thức ăn.
□ Trong quá trình chuyển biến thành người, vượn cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động.
□ Sự xuất hiện của Người tối cổ đã mở ra thời kì đầu tiên trong lịch sử loài người.
□ Đến giai đoạn Người tinh khôn, đã xuất hiện các chủng tộc lớn, đó là sự thích ứng lâu dài của con người với những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.
□ Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt đẩu tiên trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người.
□ Đồ đá cũ là những mảnh đá được ghè đẽo thô sơ, còn đồ đá mới đã được ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.
□ Ở thời đá mới, con người không chỉ biết thu lượm những cái có sẵn trong tự nhiên mà đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
Trả lời:
S. Con người có nguồn gốc từ một loài động vật.
S. Loài vượn cổ đã biết dùng lửa để sưởi ấm, đuổi dã thú và nướng chín thức ăn.
Đ. Trong quá trình chuyển biến thành người, vượn cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động.
Đ. Sự xuất hiện của Người tối cổ đã mở ra thời kì đầu tiên trong lịch sử loài người.
Đ. Đến giai đoạn Người tinh khôn, đã xuất hiện các chủng tộc lớn, đó là sự thích ứng lâu dài của con người với những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.
S. Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt đẩu tiên trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người.
Đ. Đồ đá cũ là những mảnh đá được ghè đẽo thô sơ, còn đồ đá mới đã được ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.
Đ. Ở thời đá mới, con người không chỉ biết thu lượm những cái có sẵn trong tự nhiên mà đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
Bài tập 3 trang 7 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 3. Hãy đánh dấu X vào cột dọc để trống trong bảng sau sao cho phù hợp.
Nội dung |
Vượn cổ |
Người tối cổ |
Người tinh khôn
|
|
GĐ đầu |
GĐ đá mới |
|||
Là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kì đẩu tiên của lịch sử loài người |
|
|
|
|
Biết chế tạo cung tên |
|
|
|
|
Biết lấy lửa → giữ lửa → tạo ra lửa |
|
|
|
|
Có thể đi đứng bằng hai chân |
|
|
|
|
Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân |
|
|
|
|
Là bước nhảy vọt thứ hai, xuất hiện ba chủng tôc lớn |
|
|
|
|
Biết dùng đồ trang sức, biết làm sáo bằng xương, làm đàn đá,... |
|
|
|
|
Thức ăn là hoa quả, củ, lá và cả động vật nhỏ |
|
|
|
|
Ghè đá một mặt cho sắc và vừa tay cầm |
|
|
|
|
Rìu, dao, nạo bằng đá được ghè sắc và mài nhẵn thành hỉnh công cụ |
|
|
|
|
Trán còn thấp và bợt ra sau,... nhưng đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não |
|
|
|
|
Sống cách đây khoảng 6 triệu năm |
|
|
|
|
Sống quây quần theo quan hệ ruột thịt, gồm 5-7 gia đinh |
|
|
|
|
Bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt |
|
|
|
|
Biết trồng trọt và chăn nuôi |
|
|
|
|
Trả lời:
Nội dung |
Vượn cổ |
Người tối cổ |
Người tinh khôn
|
|
GĐ đầu |
GĐ đá mới |
|||
Là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kì đẩu tiên của lịch sử loài người |
|
X |
|
|
Biết chế tạo cung tên |
|
|
X |
|
Biết lấy lửa → giữ lửa → tạo ra lửa |
|
X |
|
|
Có thể đi đứng bằng hai chân |
X |
|
|
|
Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân |
|
X |
|
|
Là bước nhảy vọt thứ hai, xuất hiện ba chủng tôc lớn |
|
|
X |
|
Biết dùng đồ trang sức, biết làm sáo bằng xương, làm đàn đá,... |
|
|
|
X |
Thức ăn là hoa quả, củ, lá và cả động vật nhỏ |
X |
|
|
|
Ghè đá một mặt cho sắc và vừa tay cầm |
|
X |
|
|
Rìu, dao, nạo bằng đá được ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ |
|
|
X |
|
Trán còn thấp và bợt ra sau,... nhưng đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não |
|
X |
|
|
Sống cách đây khoảng 6 triệu năm |
X |
|
|
|
Sống quây quần theo quan hệ ruột thịt, gồm 5-7 gia đình |
|
X |
|
|
Bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt |
|
|
X |
|
Biết trồng trọt và chăn nuôi |
|
|
|
X |
Bài tập 4 trang 7 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 4. Tại sao gọi là “cuộc cách mạng đá mới” ?
Trả lời:
Được gọi là “cách mạng đá mới” vì: thời kì này có những biến đổi to lớn về kĩ thuật chế tác công cụ và đời sống kinh tế của con người thời đồ đá mới, như sự xuất hiện của công cụ đá mài, nghề dệt, làm gốm, trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy.
Bài tập 5 trang 8 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 5. Hãy hoàn thiện bảng sau đây để thấy được bước phát triển từ vượn cổ thành Người tinh khôn.
Giai đoạn |
Vượn cổ |
Người tối cổ |
Người tinh khôn |
Thời gian xuất hiên |
|||
Đặc điểm cở thể |
|||
Công cụ lao động |
|||
Đời sống vật chất |
|||
Đời sống tinh thần |
|||
Địa điểm tìm thấy di tích |
Trả lời:
Giai đoạn |
Vượn cổ |
Người tối cổ |
Người tinh khôn |
Thời gian xuất hiên |
Khoảng 6 triệu năm trước đây |
Khoảng 4 triệu năm trước đây |
Cách ngày nay khoảng 4 vạn năm, |
Đặc điểm cơ thể |
Có thể đứng và đi bằng hai chi sau, còn hai chi trước được giải phóng để cầm nắm, hái hoa quả và tìm kiếm thức ăn. |
Hầu như hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, tay tự do sử dụng công cụ, tìm kiếm thức ăn, cơ thể có bước tiến hóa : thể tích sọ não lớn và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não,… |
Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như ngày nay (nên còn gọi là người hiện đại): xương cốt nhỏ, bàn tay khéo léo, hộp sọ và thể tích não phát triển, cơ thể gọn và linh hoạt |
Công cụ lao động |
Chưa có công cụ lao động |
lấy những mảnh đá (cuội) ghè một mặt cho sắc vừa tay cầm làm công cụ để chặt cây, săn bắt thú, tự vệ (rìu) |
+ Ghè 2 rìa của một mảnh đá cho gọn, sắc hơn để làm rìu, dao, nạo. + Chế tác ra lao, cung tên. |
Đời sống vật chất |
Sống bằng hái lượm, chưa có công cụ sản xuất |
- Sống phụ thuộc vào thiên nhiên: săn bắt, hái lợm. - Biết sử dụng đá ghè, đẽo thô sơ làm công cụ. -Biết lấy lửa và dùng lửa. |
- Người tinh khôn đã biết chế tạo công cụ lao động tiến bộ hơn: - Cư trú “nhà cửa” trở nên phổ biến |
Đời sống tinh thần |
Chưa hình thành ngôn ngữ |
- Tiếng nói thuần thục hơn |
- biết dùng đồ trang sức |
Địa điểm tìm thấy di tích |
Đông Phi, Tây Á, Việt Nam |
Đông Phi, Trung Quốc, Việt Nam, Inđonexia. |
Khắp các châu lục |
Bài tập 6 trang 8 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
BÀI TẬP 6. Hãy nêu và phân tích động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
Trả lời:
Lao động là động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người:
+ Khi di chuyển sống ở mặt đất: đi bằng 2 chân, 2 tay tự do để hoạt động
+ Tầm mắt được mở rộng
+Trong lao động cần có sự hợp tác: bộ não phát triển, ngôn ngữ phát triển.
Zaidap.com