25/04/2018, 20:32

Bài 1, bài 2 trang 148 SGK Sinh học 7: Bài 45. Thực hành: Xem bằng hình về đồi sống và tập tính của chim...

Bài 1, bài 2 trang 148 SGK Sinh học 7: Bài 45. Thực hành: Xem bằng hình về đồi sống và tập tính của chim. Bài 1: Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim. Bài 1 (trang 148 sgk Sinh học 7) : Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim. Lời giải: Lớp chim có các hình thức di chuyển khá đa ...

Bài 1, bài 2 trang 148 SGK Sinh học 7: Bài 45. Thực hành: Xem bằng hình về đồi sống và tập tính của chim. Bài 1: Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim.

Bài 1 (trang 148 sgk Sinh học 7): Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim.

Lời giải:

 Lớp chim có các hình thức di chuyển khá đa dạng, song có thể chia thành 3 hình thức chính:

   – Di chuyển bằng cách bay: có kiểu bay đập cánh (sẻ, bồ câu, cú, quạ) và bay lượn (hải âu, diều hâu, cắt,…)

   – Di chuyển bằng cách đi, chạy: đà điểu, nhóm gia cầm, chim cút, quốc,…

   – Di chuyển bằng cách bơi: chim cánh cụt.

 Nhìn chung, các cách di chuyển của chim có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và các loài trong lớp chim sử dụng linh hoạt các kiểu di chuyển trên ở những điều kiện nhất định.

Bài 2 (trang 148 sgk Sinh học 7): Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim.

Lời giải:

  * Tập tính kiếm ăn của chim khá đa dạng:

    – Thời điểm hoạt động: loài kiếm ăn ban đêm (cú mèo, cú lợn, vạc,…), loài kiếm ăn ban ngày (phần lớn các loài chim).

    – Đặc điểm mồi: nhóm ăn tạp, nhóm ăn mồi sống, nhóm ăn xác chết, nhóm ăn hạt, nhóm ăn mật hoa, nhóm ăn quả,…

  * Tập tính sinh sản của các loài chimkhác nhau ở mỗi loài:

    – Tập tính giao hoan: khoe mẽ, đánh nhau giành bạn tình, làm tổ đợi con cái,…

    – Tập tính giao phối: mùa giao phối khác nhau.

    – Tập tính làm tổ, đẻ trứng: làm tổ dưới đất, làm tổ trên cây, đi đẻ nhờ ở tổ loài khác,…

    – Tập tính ấp trứng và nuôi con: chim bố mẹ thay nhau ấp trứng và cùng chăm sóc con non hoặc chỉ có con mái ấp trứng hoặc để loài khác “nuôi hộ” con non,…

0