Bài 1, 2 trang 124 SGK Địa lí 9, Bài 2: Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31,32,33, hãy cho biết:a) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào...
Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ – Bài 1, 2 trang 124 SGK Địa lí 9. Bài 2: Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31,32,33, hãy cho biết: a) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng? Bài 1: Dựa vào bảng 34.1 (SGK ...
a) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng?
Bài 1: Dựa vào bảng 34.1 (SGK trang 124), vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
Bảng 34.1. Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước=100%)
Các ngành công nghiệp trọng điểm |
Sản phẩm tiêu biểu |
|
Tên sản phẩm |
Tỉ trọng so với cả nước(%) |
|
Khai thác nhiên liệu |
Dầu thô |
100,0 |
Điện |
Điển sản xuất |
47,3 |
Cơ khí – điện tử |
Động cơ điêden |
77,8 |
Hóa chất |
Sơn hóa học |
78,1 |
Vật liệu xây dựng |
Xi măng |
17,6 |
Dệt may |
Quần áo |
47,5 |
Chế biến lương thực thực phẩm |
Bia |
39,8 |
Trả lời:
Biểu đồ 1:
Biểu đồ 2:
Bài 2: Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31,32,33, hãy cho biết:
a) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng?
b) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động?
c) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao?
d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước?
Trả lời:
a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng là: Khai thác nhiên liệu, điện, chế biến lương thực thực phẩm.
b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: Công nghiệp dệt may, chế biến lương thực thực phẩm.
c) Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: Cơ khí -điện tử, khai thác nhiên liệu, hóa chất.
d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước:
Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng công nghiệp cao nhất so với các vùng trong cả nước góp phần tăng GDP, tăng tỉ trọng hàng xuất khẩu, tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của cả nước, thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giải quyết nhu cầu hàng hóa trong cả nước.