Bài 1, 2, 3 trang 66 SGK Sinh 12, Bài 1. Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật...
Bài tập chương II – Bài 1, 2, 3 trang 66 SGK Sinh 12. Bài 1. Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ ...
Bài 1. Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh? Biết rằng, ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh
Trả lời:
Đây là bệnh do gen lặn quy định nên cả người vợ lẫn người chồng đều có xác suất mang gen bệnh (dị hợp tử) là 2/3. Xác suất để cả hai vợ chồng đều là dị hợp tử và sinh con bị bệnh là: 2/3 X 2/3 X 1/3 = 1/9.
Bài 2. Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây:
AaBbCcDdEe X aaBbccDdee
Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết:
a) Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về 5 tính trạng là bao nhiêu?
b) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là bao nhiéu?
c) Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu?
Trả lời:
Cần sử dụng quy luật xác suất để giải thì sẽ nhanh.
a) Tỉ lệ kiểu hình trội về gen A là 1/2, về gen B là 3/4, về c là 1/2, về D là 3/4 và về gen E là 1/2. Do vậy tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng sẽ bằng 1/2 X 3/4 X 1/2 X 3/4 X 1/2.
b) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ sẽ bằng 3/4 X 3/4.
c) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố sẽ bẳng 1/2 X 1/2 X 1/2 X ]/2 X 1/2.
Bài 3. Bệnh mù màu đỏ và xanh lục ở người là do một gen lãn liên kết với NST X. Một phụ nữ bình thường có bố bị mù màu lấy mội người chồng bị mù màu.
a) Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai bị bệnh mù màu là bao nhiêu?
b) Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con gái bị bệnh mù màu là bao nhiêu?
Trả lời:
a) Xác suất để người phụ nữ mang gen bệnh (dị hợp tử) là 1/2. Xác suất để mẹ
là truyền NST X mang gen bệnh cho con là 1/2. Xác suất sinh con trai là 1/2 nên xác suất để sinh con trai mang NST X có gen gây bệnh sẽ là 1/2 X 1/2 X 1/2= 1/8.
b) Vì bố bị bệnh nên con gái chắc chắn sẽ nhận gen X mang gen gây bệnh. Do vậy, xác suất để sinh con gái bị bệnh cũng sẽ bằng 1/8.