13/01/2018, 21:50

Bài 1,2,3 SGK trang 39 Hóa 9: Phân bón hóa học

Bài 1,2,3 SGK trang 39 Hóa 9: Phân bón hóa học [Bài 11 – Hóa 9] Tóm tắt kiến thức và các bài tập bài 1,2,3 SGK trang 39 Hóa 9: Phân bón hóa học. – Phân bón hóa học là những hợp chất chứa các nguyên tố hóa học cần thiết cho thực vật phát triển. Những loại phân bón hóa học cơ bản: + Phân ...

Bài 1,2,3 SGK trang 39 Hóa 9: Phân bón hóa học

[Bài 11 – Hóa 9] Tóm tắt kiến thức và các bài tập bài 1,2,3 SGK trang 39 Hóa 9: Phân bón hóa học.

– Phân bón hóa học là những hợp chất chứa các nguyên tố hóa học cần thiết cho thực vật phát triển.

  • Những loại phân bón hóa học cơ bản:

+ Phân đạm: các muối có chứa nguyên tố nitơ (N): urê CO(NH2)2; NH4NO3

+ Phân lân: các muối có chứa nguyên tố photpho (P): Ca3(PO4)2;

Ca(H2PO4)2

+ Phân kali: các muối kali: KNO3; KC1…

+ Phân vi lượng: là phân bón có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của thực vật như bo, mangan.

Hướng dẫn giải bài tập bài 11: phân bón hóa học SGK 9 trang 39

Bài 1. Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3.

a) Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón nói trên.

b) Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép.

c) Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?

Hướng dẫn:

a) Tên hóa học của phân bón:

KCl : Kali clorua
NH4NO3 : Amoni nitrat
NH4Cl : Amoni clorua
(NH4)2SO4 : Amoni sunfat
Ca3(PO4)2 : Canxi photphat
Ca(H2PO4)2 : Canxi đihiđrophotphat
(NH4)2HPO4 : Amoni hiđrophotphat
KNO3: Kali nitrat

b) Nhóm phân bón dạng đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.

Nhóm phân bón dạng kép: NH4H2PO4, KNO3.

c) Để có phân bón kép NPK ta trộn các phan bón MH4NO3,(NH4)2HPO4 và KCl theo tỉ lệ thích hợp.


Bài 2 trag 39: Có 3 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: pân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân supephotphat (phân lân) Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học.

Hướng dẫn :Dùng dung dịch Ca(OH)2 làm thuốc thử để nhận biết.

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào mẫu thử của dung dịch các loại phân bón trên và đun nhẹ:

– Nếu có khí mùi khai NH3 thoát ra là NH4NO3

2NH4NO3 + Ca(OH)2  →t0 Ca(NO3)2 + 2NH3↑ + H2O

– Nếu có kết tủa xuất hiện là Ca(H2PO4)2

2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2↓ + H2O

– Không có hiện tượng gì là KCl.


Bài 3 trang 39 SGK hóa 9: Một người làm vườn đã dùng 500 g (NH4)2SO4 để bón rau.

a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?

b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.

c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.

Giải bài 3:

a) Nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng trong phân bón (NH4)2SO4 là nitơ.

b) M(NH4)2SO4 = 132 g; mN = 2×14 = 28 g.

%N = 28/32 x100% = 21,2 %

c) Khối lượng Nitơ trong 500 gam (NH4)2SO4  là:=  106,05 g.

0