Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 35 bài tập SBT Sinh 6: Bài 1. Lá có những đãc điểm bên ngoài và cách sắp...
Bài 1. Lá có những đãc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ?. Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 35 Sách bài tập (SBT) Sinh học 6 – A. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI trang 35 Bài 1. Lá có những đãc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp ...
Bài 1. Lá có những đãc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ?
Lời giải:
– Đặc điểm bên ngoài của phiến lá giúp nó nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, diện tích bề mặt phiến lá lớn hơn nhiều so với phần cuống.
– Có 3 kiểu xếp lá trên cây : mọc cách, mọc đối và mọc vòng. Lá ở 2 mấu liền nhau mọc so le nhau. Những đặc điểm này giúp tất cả lá trên cành nhận được nhiều ánh sáng chiếu vào cây.
Bài 2. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ? Chức năng của mỗi phần là gì ?
Lời giải :
Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần : biểu bì, thịt lá và gân lá.
– Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
– Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm hai nhóm có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
– Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.
Bài 3. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ?
Lời giải:
Để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ta cần làm thí nghiệm sau:
– Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó, dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W) 4-6 giờ.
– Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90° đun sôi cách thuỷ để tẩy hết chất diệp lục của lá, rồi rửa sạch trong cốc nước ấm.
– Cho chiếc lá trên vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iôt loãng), ta thu được kết quả :
+ Phần lá bị bịt băng đen có màu vàng (chứng tỏ không có tinh bột).
+ Phần lá không bị bịt băng đen có màu xanh tím (chứng tỏ có tinh bột).
– Kết luận : Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
Bài 4. Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột ? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu ?
Lời giải :
– Lá cần nước để chế tạo tinh bột. Nước cung cấp cho lá, chủ yếu được lấy từ đất nhờ lông hút của rễ. Nước được chuyển từ rễ lên lá qua mạch gỗ của rễ, thân, cuống, vào lá.
– Ngoài ra, để chế tạo tinh bột, lá còn cần khí cacbônic. Cây lấy khí cacbônic từ không khí nhờ lỗ khí.
Bài 5. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của một số biện pháp sau:
– Trong trồng trọt, muốn có năng suất thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày
– Nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt.
– Trong một số trường hợp, muốn cây sinh trưởng tốt cần phải tưới nước, làm giàn che cho cây hoặc ủ ấm gốc cây.
Lời giải :
Cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật trên .
– Khi trồng cây với mật độ quá dày, cây sẽ mọc chen chúc nhau nên thiếu ánh sáng, thiếu không khí gây khó khăn cho quang hợp… Cây chế tạo được ít chất hữu cơ, năng suất thu hoạch sẽ thấp.
– Nhiều loại cây cảnh có nhu cầu ánh sáng không cao (cây ưa bóng), vì thế nếu trồng ở trong nhà, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá quang hợp nên cây vẫn xanh tốt.
– Các biện pháp như tưới nước, làm giàn che, ủ ấm gốc cây nhằm chống nóng hoặc chống rét cho cây. Vì nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều gây khó khăn cho quá trình quang hợp của cây. Các biện pháp này có tác dụng tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho quá trình quang hợp, cây sẽ chế tạo được nhiều chất hữu cơ, lớn nhanh, sinh trưởng tốt
Bài 6. Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp và hô hấp ở cây. Phân biệt quá trình quang hợp với quá trình hô hấp.
Lời giải:
– Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ở cây xanh :
Nước + Khí cacbonic (mathrel{mathop{kern0ptlongrightarrow}limits_{chấtdiệplục}^{ánhsáng}} ) Tinh bột + Khí Ôxi
– Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp ở cây xanh :
Chất hữu cơ + Khí ôxi ( o ) Năng lượng + Khí cacbônỉc + Hơi nước
– Phân biệt quá trình quang hợp và quá trình hô hấp :
Các đặc điểm so sánh
|
Quá trình quang hợp |
Quá trình hô hấp |
1. Nơi diễn ra |
Lá cây |
Tất cả các cơ quan của cây |
2. Thời gian |
Khi có ánh sáng |
Suốt ngày đêm |
3. Nguyên liệu |
Nước, khí cacbônic, năng lượng ánh sáng mặt trời |
Khí ôxi, chất hữu cơ |
4. Sản phẩm tạo ra |
Tinh bột, khí ôxi |
Năng lượng, khí cacbônic, hơi nước |
5. Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài |
Ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic, nhiệt độ |
Độ thoáng của đất |
Bài 7. Vì sao sự thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây ?
Lời giải :
– Sự thoát hơi nước tạo ra sức hút góp phần làm cho nước và muối khoáng hoà tan vận chuyển được từ rễ lên lá.
– Sự thoát hơi nước qua lá còn có tác dụng làm cho lá được dịu mát, tránh cho cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.
Bài 8. Quan sát hình 25.1 – 25.7 SGK, nêu đặc điểm hình thái của lá biến dạng, tên lá biến dạng và chức năng của lá biến dạng đối với cây.
Lời giải :
STT |
Tên vật mẫu |
Tên lá biến dạng |
Đặc điểm hình thái của lá biến dạng |
Chức năng của lá biến dạng đối vói cây
|
1 |
Xương rồng |
Lá biến thành gai |
Lá có dạng gai nhọn. |
Làm giảm sự thoát hơi nước. |
2 |
Lá đậu Hà Lan |
Tua cuốn |
Lá ngọn có dạng tua cuốn. |
Giúp cây leo lên cao. |
3 |
Lá cây mây |
Tay móc |
Lá ngọn có dạng tay móc. |
Giúp cây bám để leo lên cao. |
4 |
Củ dong ta |
Lá vảy |
Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt. |
Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ. |
5 |
Củ hành |
Lá dự trữ |
Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng. |
Chứa chất dự trữ cho cây. |
6 |
Cây bèo đất |
Lá bắt mồi |
Trên lá có rất nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và có thể tiêu hoá côn trùng nhỏ |
Bắt và tiêu hoá mồi. |
7 |
Cây nắp ấm |
Lá bắt mồi |
Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hoá được sâu bọ. |
Bắt và tiêu hoá sâu bọ chui vào bình. |