13/01/2018, 21:22

Bài 1,2,3, 4,5,6 ,7,8 trang 128,129 Hóa học 12: Nhôm và hợp chất của nhôm

Bài 1,2,3, 4,5,6 ,7,8 trang 128,129 Hóa học 12: Nhôm và hợp chất của nhôm [Bài 27 Hóa học 12] Giải bài 1,2,3 trang 128; bài 4,5,6,7,8,9 trang 129 S GK Hóa lớp 12 : Nhôm và hợp chất của nhôm 1. Nhôm – Nằm ở ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA. – Cấu hình electron: [Ne]3s 2 3p 1 . – Tính ...

Bài 1,2,3, 4,5,6 ,7,8 trang 128,129 Hóa học 12: Nhôm và hợp chất của nhôm

[Bài 27 Hóa học 12] Giải bài 1,2,3 trang 128; bài 4,5,6,7,8,9 trang 129 SGK Hóa lớp 12: Nhôm và hợp chất của nhôm

1. Nhôm

– Nằm ở ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

– Cấu hình electron: [Ne]3s23p1.

– Tính chất vật lí: mềm, là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

– Tính chất hóa học: Có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e.

+ Tác dụng với nước.

+ Tác dụng với dung dịch kiềm.

+ Tác dụng với một số oxit kim loại.

– Phương pháp điều chế: điện phân nhôm oxit nóng chảy.

2Al2O3     4Al + 3O2

2. Hợp chất của nhôm

– Al2O3 là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, trong tự nhiên tồn tại cả dạng ngậm nước và dạng khan.

– Muối nhôm có nhiều ứng dụng quan trọng là phèn chua [K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O].

– Al2O3 là oxit lưỡng tính: Al2O3 + 6H+  → 2Al3+ + 3H2O.

Al2O3 + OH +H2O → 2[Al(OH)4]

– Al(OH)3:

+ Là hiđroxxit lưỡng tính: Al(OH)3 + 3H+ → 2Al3+ + 3H2O.

Al(OH)3 + OH→ [Al(OH)4]

+ Bị nhiệt phân hủy:    2 Al(OH)3   Al2O3 + 3H2O.

3. Ion Al3+ trong dung dịch được nhận biết bằng cách cho dung dịch NaOH vào từ từ cho đến dư:

– Đầu tiên xuất hiện kết tủa: Al3+ + 3OH → Al(OH)3

– Sau đó kết tủa tan dần khi dư NaOH: Al(OH)3 + OH → [Al(OH)4].

Gợi ý trả lời các câu hỏi, bài tập Hóa 12 bài 27 trang 128,129: Nhôm và hợp chất của nhôm

Bài 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:

2016-09-10_194613

Trả lời:

1) 2Al + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2

2) AlCl3 + 3NaOH = Al(OH)3 + 3NaCl


Bài 2: Có 2 lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?

Hướng dẫn: Đánh số lọ 2 đựng dung dịch. Lấy dung dịch ở lọ thứ nhất nhỏ dần dần vào lọ thứ hai nếu sau một lát thấy có kết tủa, kết tủa tăng dần thì lọ thứ nhất đựng dung dịch AlCl3 còn lọ thứ hai đựng dung dịch NaOH. Ngược lại, nếu thấy mới đầu kết tủa, sau đó kết tủa tan dần thì lọ thứ nhất đựng dung dịch NaOH, lọ thứ hai đựng dung dịch AlCl3.


Bài 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nhôm là 1 kim loại lưỡng tính.

B. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.

C. Al2O3 + là một oxit trung tính.

D. Al(OH)3 là một hiđroxxit lưỡng tính

Đáp án đúng: D


Bài 4: Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3;                                                   B. Al2O3;

C. ZnSO4;                                                     D. NaHCO3.

Đáp án đúng: C


Bài 5 trang 129: Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc.

Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.

Hướng dẫn giải:

2016-09-11_092612

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑                                 (1)

0,3                           0,3 (mol)

Mg + 2HCl →  MgCl2 + H2 ↑                                  (2)

0,1                           0,1 (mol)

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑                 (3)

0,2                                            0,3 (mol)

=> mMg = 21.0,1 = 2,4 (gam); mAl = 27.0,2 = 5,4 (gam).


Bài 6 trang 129: Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH ban đầu.

Giải bài 6: nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol); nAl2O3 = 2,55/102 = 0,025 (mol)

Có hai trường hợp:

a) NaOH thiếu.

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl           (1)

0,05.3       0,05 (mol)

2Al(OH)3   –t°–>  Al2O3 + 3H2O                     (2)

0,05               0,025 (mol)

=>CM (NaOH) = 0,15/0,2 = 0,75 (M).

b) NaOH dư một phần.

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl            (1)

0,1       0,3          0,1 (mol)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O              (2)

0,05        0,05 (mol)

2Al(OH)3   –t°–>  Al2O3 + 3H2O                     (3)

0,05                0,025 (mol)

=> nNaOH = 0,3 + 0,05 = 0,35 (mol); CM (NaOH) = 0,35/0,2 = 1,75 (M).


Bài 7: Có 4 mẫu kim loại là Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tối đa là bao nhiêu?

A. 1.                                                           B. 2.

C. 3.                                                           D. 4.

Chọn D.

Chỉ dùng nước, có thể nhận biết được cả 4 kim loại.

Cho 4 kim loại vào nước:

-Kim loại phản ứng mạnh, giải phóng chất khí, dung dịch thu được trong suốt là Na.

-Kim loại phản ứng mạnh, giải phóng chất khí, dung dịch thu được vẩn đục là Ca vì tạo ra Ca(OH)2 ít tan.

– Dùng dung dịch NaOH thu được cho tác dụng với 2 kim loại còn lại. Kim loại nào tan được và giải phóng ra khí là Al, kim loại không phản ứng là Fe.


Bài 8 : Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65 A trong khoảng thời gian 3000 giây, thu được 2,16 gam Al. Hiệu suất của quá trình điện phân là.

A. 60%.                                                            B. 70%.

C. 80%.                                                            D. 90%.

Đáp án đúng: C

0