Bà cô nhức răng
Các bạn sẽ hỏi tôi: -Ông lấy truyện này ở đâu ra thế? -Tôi tìm thấy trong giỏ đựng giấy loại. Vô khối sách hiếm và hay đã được bác hàng thịt hay là bác bán thực phẩm dùng không phải để đọc mà vào việc cần thiết hơn, theo các bác. Qua tay các bác, sách biến thành những cái bao đựng bột lọc và cà ...
Các bạn sẽ hỏi tôi:
-Ông lấy truyện này ở đâu ra thế?
-Tôi tìm thấy trong giỏ đựng giấy loại.
Vô khối sách hiếm và hay đã được bác hàng thịt hay là bác bán thực phẩm dùng không phải để đọc mà vào việc cần thiết hơn, theo các bác. Qua tay các bác, sách biến thành những cái bao đựng bột lọc và cà phê, giấy gói cá mắm, bơ và pho mát, do đó, sách in ra cũng được dùng vào việc ấy nữa.
Tôi quen một anh chàng bán thịt, con một bác bán thực phẩm, xuất thân từ một nhà nghèo, sinh ra ở dưới hầm, do làm ăm phấn chấn nên anh đã có một cửa hàng. Anh đã từng đọc và thông hiểu các loại sách đã bị dùng để gói thịt, kể cả bản in lẫn bản thảo. anh ta có một bộ sưu tập rất lý thú, trong đó có nhiều công văn quan trọng, do một vị quan lớn bận rộn nào đó đã quẳng vào sọt giấy, những bức mật thư và cả những thư nặc danh đê hèn chẳng nên nói ra đây làm gì. Nhà anh ta là nơi phiêu dạt những tàn di của văn học, do đó, anh ta đã cứu vớt được vô khối là sách đáng đọc đi đọc lại vài lần.
Anh đã phó cho tôi xem bộ sưu tập sách in và bản thảo của anh. Tôi đã tìm thấy ở đấy nhiều tờ của một quyển vở rộng khổ, chữ viết rõ nét làm tôi phải lưu ý tới.
Anh bảo tôi:
-Chính anh sinh viên đã viết truyện này, anh biết chứ? Cái anh chàng sinh viên ở trên gác đã chết cách đây một tháng ấy mà. Anh ta đã bị nhức răng rất khổ sở. Nhưng truyện của anh đọc rất lý thú. Tôi chỉ còn một phần bản thảo thôi, chính ra có trọn cả một quyển vở. Bố mẹ tôi đã đổi nửa cân xà phòng đen cho bà chủ nhà của anh ta để lấy quyển vở ấy.
Tôi mang quyển vở ấy về. Đọc xong tôi thấy nên đưa ra phổ biến.
I
Khi tôi còn nhỏ, cô tôi thường cho tôi ăn của ngọt. Khi ấy răng tôi còn chịu đựng được của ngọt và chưa bị hỏng. Tôi lớn lên, trở thành sinh viên. Cô tôi vẫn thường cho tôi kẹo ngọt. Bà nói rằng tôi là một thi sĩ.
Đúng là tôi cũng mang chút ít chất thi sĩ trong người, nhưng chẳng được bao lăm.
Khi dạo qua các phố, tôi luôn luôn có cảm tưởng như đang đi giữa một thư viện vĩ đại. Tôi cảm thấy nhà cửa là những ô sách, các tầng gác là những ngăn đựng sách. Chỗ này là một câu chuyên gia đình, chỗ kia là một hý kịch cổ, trên tất cả các ngăn sách đều có những tác phẩm khoa học và tác phẩm văn học, hay hoặc dở. Tôi có thể triết lý và tưởng tượng lung tung về cái thư viện ấy. Đúng là tôi cũng mang chút ít chất thi sĩ trong người, nhưng chẳng được bao lăm.
Khối người khác cũng mang trong người chất thi sĩ chẳng kém gì tôi, nhưng họ chẳng đeo chiếc thẻ hoặc chiếc dây chuyền có khắc chữ: “Thi sĩ”. Đối với họ cũng như đối với tôi, thượng đế đã phú cho một khiếu năng vừa đủ với bản thân, nhưng không đủ để giúp ích cho đời. Hồn thơ thâm nhập vào chúng tôi như một tia nắng, tràn ngập tâm hồn và tư tưởng chúng ta, nó như hương thơm thấm vào lòng chúng ta, như khúc nhạc lôi cuốn chúng ta, nhưng chúng ta không thể biết nguyên nhân từ đâu.
Tối qua, ngồi trong buồng, tôi muốn đọc nhưng chẳng có lấy một cuốn sách hay một tờ báo trong tay.
Lúc đó, từ cây bồ đề, một chiếc lá xanh rơi xuống. Làn gió nhẹ đưa nó qua cửa sổ vào đến tận bên tôi. Tôi ngắm nghía mảnh lá với những đường gân xanh của nó. Một con sâu đang bò bên trên, chừng như đang chăm chú nghiên cứu chiếc lá. Thấy thế, tôi liên tưởng đến sự hiểu biết của loài người. Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng bò trên một chiếc lá cây. Chúng ta chỉ biết chiếc lá thôi, nhưng không vì thế mà chúng ta không diễn thuyết được rất hay về cây cối, về rễ cây, thân cây, cành lá và tất cả những gốc cây lớn, cây nhỏ, cũng như nói về Thượng đế, thế gian, sự bất tử, mà chúng ta chẳng biết gì hơn là biết cây qua một chiếc lá nhỏ bé.
Tôi đang suy nghĩ đến đó, bỗng bà Milơ của tôi đến chơi.
Tôi phô với bà chiếc lá, con sâu và thuật lại những điều tôi vừa suy nghĩ. Đôi mắt bà sáng ngời lên.
-Cháu là thi sĩ đấy!-Bà reo lên- Mà có lẽ là nhà thi sĩ vĩ đại nhất của chúng ta cơ đấy! Cháu hãy cố gắng làm hco lừng danh, sau này bà có chết cũng không ân hận. Từ ngày ông chủ lò nấu rượu bia Ramutxen khuất núi, bà rất ngạc nhiên về óc tưởng tượng kỳ diệu của cháu.
Nói rồi bà Milơ ôm hôn tôi.
Nhưng bà Milơ và ông chủ nấu rượu bia Ramutxen là ai mới được chứ?
II
Mẹ chúng tôi có một người cô, mà chúng tôi gọi là “”.
Bà thường cho chúng tôi ăn mứt kẹo, tuy rằng những của ấy quả là không tốt cho răng lợi của chúng tôi.
Nhưng bà rất yêu trẻ con ngoan và cho rằng không cho chúng những thứ chúng thích là một tội ác. Dĩ nhiên là chúng tôi rất mực quý bà.
Bà không lấy chồng. Trong ký ức của tôi, bao giờ tôi cũng thấy bà già khọm. Hình như lúc nào bà cũng chỉ có một cỡ tuổi: tuổi già.
Khi còn trẻ, bà rất khổ vì đau răng và bà luôn luôn nhắc đến chuyện ấy. Vì thế một trong những bạn thân của bà, ông chủ lò rưọu bia Ramutxen, một con người khá thông minh, đặt cho bà cái tên là: “.”
Về cuối đời ông, Ramutxen không nấu rượu bia nữa. Ông sống về lợi tức. Ông thường đến chơi với bà cô tôi, ít tuổi hơn ông ta một chút. Mồm ông ta móm cả, chỉ còn lại vài chân răng đen sì.
Ông thường kể cho các cháu ông nghe rằng hồi còn trẻ, ông ăn quá nhiều chất ngọt, răng bị hỏng hết cả.
Lúc trẻ bà cô tôi chẳng hề ăn chất ngọt nên răng bà cô tôi trắng bóng.
Phải nói rằng bà giữ gìn bộ răng rất cẩn thận. Ramutxen thường nói đùa là bà chẳng bao giờ đi ngủ mà không cất răng đi.
Khi còn bé, nghe thấy thếm chúng tôi rất bực, nhưng bà cô tôi bảo rằng ông ta nói thế thôi, chẳng có ác ý gì.
Một buổi sáng, vào lúc ăn điểm tâm, bà thuật lại giấc mơ khủng khiếp đêm hôm trước, bà rụng một chiếc răng! Bà bảo:
-Thế có nghĩa là tôi đã mất đi một người bạn trai hoặc bạn gái.
Ông chủ lò rượu bia mỉm cười nói:
-Nếu cái răng ấy là răng giả thì có lẽ bà mất một người bạn giả rồi đấy.
-Hỗn nào!-Bà tôi quát to lên.
Từ trước đến nay và cho đến sau này, chưa bao giờ bà giận dữ đến như thế.
Ít lâu sau bà ta lại nói rằng đây chỉ là một câu nói đùa của ông bạn già và nói thêm rằng ông ta là người tốt nhất trần gian, khi chết ông ta sẽ hoá thành tiên trên trời.
Tôi suy nghĩ đến cái chuyện thành tiên ấy và muốn biết lúc ấy ông ta sẽ ra sao.
Khi hai người còn trẻ, Ramutxen đã hỏi bà cô tôi. Bà suy nghĩ rất lâu, rồi chờ đợi, đợi mãi. Cuối cùng bà ở vậy, nhưng vẫn là người bạn gái trung thành của ông ta.
Thế rồi ông chủ lò rượu bia Ramutxen qua đời. Một cỗ xe tang sang trọng đưa ông ta ra nghĩa địa. Theo sau là một đoàn dài những người mặc lễ phục, ngực đầy huân chương. Hẳn là ông ta đã kịp biến thành một ông tiên có cánh của Thượng đế và tôi tin rằng ông ta sẽ ra mắt mọi người. Tôi hỏi:
-Bà ơi! Liệu ông ấy có đến không?
-Ai đến kia, hở cháu?
-Ông tiên Ramutxen ấy mà.
Bà cô tôi sửng sốt reo lên:
-Thằng bé này sẽ thành một thi sĩ vĩ đại.
Thế rồi ý nghĩ ấy không bao giờ rời khỏi bà cô tôi trong suốt thời gian tôi học tiểu học, đến khi làm lễ thêm sức, và cả đến khi tôi đã học đại học.
Bà là người bạn thân thiết nhất của tôi trong những lúc tôi cuồng thơ cũng như những lúc nhức răng, vì tôi mắc cả hai chứng ấy. Có lần bà nói với tôi:
-Ý nghĩ đến với cháu như thế nào, cháu cứ việc ghi chép rồi nhét vào ngăn kéo. Đại thi hào Giăng Pôn trước kia cũng làm thế đấy. Tuy nhiên, bà cũng không thích ông ta lắm, vì thơ ông ta chưa được bay bướm. Bay bướm, thơ phải bay bướm mới được. Có đúng như thế không, hở cháu? Thơ của cháu nhất định sẽ bay bướm có phải thế không?
Tôi đâm ra tự lo âu, tràn ngập lòng ham muốn trở thành đại thi hào mà bà cô tôi đã linh cảm thấy ở tôi, rồi tôi mắc bệnh cuồng thơ. Nhưng còn một bệnh ác liệt hơn nữa, bệnh đau răng cuống cuồng, đang hành hạ tôi. Tôi bò lê như con rắn, ngồi chổm hổm như con cóc, hoặc uốn cong mình như con sâu rợm.
Thỉnh thoảng bà cô tôi bảo:
-Bà cũng đã từng trải qua những cơn đau như thế.
Và trên môi bà thoáng một nụ cười buồn rầu đau đớn.
Hàm răng trắng muốt của bà lấp lánh.
Nhưng tôi phải bắt đầu một chương mới trong câu chuyện của bà cháu tôi.
III
Tôi đã kiếm được chỗ ở mới và đến ở từ một tháng nay. Tôi thuật lại với bà cô tôi.
-Cháu sống trong một ngôi nhà như nhiều ngôi nhà khác. Ngay cả lúc cháu bấm chuông có tới ba lần người ta cũng không bận tâm gì tới cháu cả. Ngoài ra, ngôi nhà rất ồn ào. Mưa, gió, người tất cả cứ ào ào như giông bão ấy. Cháu ở ngay trên cửa ra vào. Một chiếc xe ra hoặc vào cũng để lại một vệt quệt trên tường. Cánh cửa rung chuyển như có cơn động đất. Nếu lúc ấy cháu đang nằm thì tứ chi rung lên, nhưng có lẽ thế lại làm cho cháu cứng gân cứng cốt lên cơ đấy. Khi gió thổi, (ở đây gió không khi nào ngớt), cánh cửa sổ bật tung, đập vào tường. Lại thêm cái chuông ở sân nhà bên cạnh, mỗi lần gió thổi lại rung lên.
Những người thuê nhà đi về không giờ giấc nào cả, thường là về rất khuya, hoặc có khi đến tận sáng bạch mới về. Cái nhà ông ở gác trên, bạn ngày dạy học thổi kèn tờ rông bon , tối về rất muộn, sau khi đi dạo chơi gần suốt đêm với đôi giày đóng cá sắt khua lộp cộp.
Ở đây cửa sổ chỉ có hai cánh, mỗi cánh chỉ là một cái khung gỗ mà bà chủ nhà đã dán giấy lên, giấy lại là giấy băng nên gió lùa vào, kêu cứ vo ve như tiếng ruồi nhặng bay. Thứ âm nhạc ấy ru ngủ một cách dễ dàng. Hễ vừa chợp mắt là gà gáy, đánh thức ngay dậy. Lũ gà rất lưu tâm đến việc báo cho cháu biết sắp sang ngày mai rồi. Lũ ngựa con không có tàu để nhốt vào, người ta buộc chúng vào cửa, chúng đùa giỡn với cánh cửa cho giãn gân cốt.
Sáng sớm người gác cổng, ở với vợ con trên vựa thóc, đi xuống thang gác, chân nện rầm rầm. Tiếng guốc kêu lẹp kẹp, cửa đập thình thình làm nhà rung chuyển cả lên. Một lát sau, đến lượt ông láng giềng gác trên bắt đầu tập thể dục, nâng những quả tạ nặng quá sức mình, chưa kịp nâng lên, quả tạ đã rơi xuống, và cứ như thế mãi.
Còn cái đám lau nhau trong nhà, tuy đã đến giờ đi họcách mạng nhưng còn lượn ra lượn vào, chen chúc nhau và la hét om sòm.
Cháu đi ra cửa sổ, mở ra để thở hút lấy chút không khí tươi mát và nếu lúc ấy chị giúp việc ở nhà dưới không giặt quần áo thì quả là may mắn chó cháu. Giặt quần áo là môn tiêu khiển hàng ngày của chị ta.
Câu chuyện về ngôi nhà tôi ở là như thế đấy. Những lời của tôi đã làm cho bà cô tôi rất cảm động. Bà reo lên:
-Cháu là thi sĩ, cháu chỉ cần viết lại những điều cháu vừa nói ra là cháu sẽ trở thành vĩ đại như Đickens! Hơn thế, bà còn thích văn của cháu hơn là văn của ông ta nữa kìa! Văn cháu nghe rất rung động! Cháu vừa nói vừa hoạ. Khi cháu tả cảnh nhà cháu, người ta tưởng như trông thấy nhà ấy trước mắt. Cháu làm tiếp bài văn của cháu đi! Giờ bà muốn nghe một cái gì sinh động và “rất người”.
Thế là tôi tiếp tục tả một cách rất chân thực ngôi nhà của tôi, những tiếng động trong nhà và cả về tôi nữa, nhân vật bất động…
IV
Một đêm khuya về mùa đông, sau giờ tạn hát. Thời tiết khủng khiếp, một trận bão tuyết nổi lên làm cho ít người dám ra ngoài. Bà cô tôi đi xem hát, còn tôi thì dẫn bà cô tôi đi và dân bà về. Nói là “dẫn” cũng hơi quá, vì đi một mình cũng đã khó nhọc lắm rồi, còn có thể dẫn ai được kia chứ! Các xe ngựa đều đã có khách. Nhà bà tôi ở đầu thành phố, còn nhà tôi thì ở gần rạp hát.
Chúng tôi cất bước rất khó nhọc, chân giẫm trong tuyết, giữa cơn bão. Tôi đỡ bà cô tôi, khi thì nhấc bà lên, khi thì đẩy bà đi. Chúng tôi chỉ ngã có hai, ba lần. Chúng tôi đi đến cửa nhà tôi và dừng lại để rũ tuyết. Chúng tôi đã rũ cả trên thang gác rồi, tuy thế, cũng còn khá là tuyết để rắc đầy phòng đợi.
Chúng tôi cởi áo khoác ngoài ra. Bà chủ nhà của tôi cho cô tôi mượn đôi tất khô và một chiếc áo choàng. Bà ta bảo cần phải mặc cho ấm và nói thêm rằng thời tiết như thế thì bà cô tôi không nên về nhà. Bà mời bà cô tôi ngủ trong phòng của bà, còn bà sẽ ngủ trên chiếc ghế đệm dài, gần cái cửa sổ thông sang buồng bên cạnh vẫn thường khoá chặt.
Lửa bắt đầu cháy trong bếp lò. Bà chủ nhà đặt một ấm trà lên bàn, gian buồng nhỏ bé của tôi trở nên ấm cúng. Nhưng dù sao cũng không bằng nhà bà cô tôi, mùa đông có rèm dày che cửa, có hai lần thảm trải trên sàn. Ở nơi ấy như ở trong một cái chai có hơi ấm và nút kín. Tuy nhiên, như tôi đã nói, ngồi ở trong buồng tôi, cũng không đến nỗi khó chịu lắm. Ngoài trời, gió thổi điên cuồng.
Bà cô tôi bắt đầu kể chuyện. Bà kể, kể mãi, tôi thấy sống lại thời thanh xuân của bà, ông chủ lò rượu bia và tất cả những kỷ niệm lâu năm của bà cô tôi.
Bà nhắc đến ngày tôi mọc chiếc răng đầu tiên và niềm vui của gia đình tôi lúc ấy.
Chiếc răng đầu tiên! Chiếc răng ngây thơ lóng lánh như một giọt sữa, chiếc răng sữa.
Rồi một chiếc nữa mọc, nhiều chiếc nữa, cả hàm răng trên và hàm dưới, những chiếc răng trẻ con xinh xắn. Tuy nhiên chúng cũng chỉ là những chiếc răng tiên phong, tạm thời, vì chúng chưa hẳn là những chiếc răng thật, những chiếc răng tồn tại suốt cuộc đời con người ta.
Sau đó mọc lên những chiếc răng khôn, như những cánh quân hai bên tả hữu hàm răng. Chúng ra đời giữa những cơn đau ghê gớm.
Rồi cái nọ theo cái kia mà rụng dần. Sống chưa chót đời, chúng đã vội rụng hết, rụng hết, rụng đến cái cuối cùng. Do đó, mặc dù tâm hồn vẫn còn trẻ trung, con người đã trở nên già cả.
Những ý nghĩ đó chẳng thích thú gì, nhưng đó là chủ đề câu chuyện của chúng tôi. Chúng tôi sống lại những năm còn trẻ trung, đến nửa đêm chúng tôi còn trò chuyện.
Rồi bà cô tôi sang buồng bên để nằm nghỉ.
-Chúc cháu ngủ ngon, bà cô bảo tôi, giờ thì bà sẽ ngủ như ở nhà vậy.
Nhưng trong nhà cũng như ở ngoài trời, chẳng được yên tĩnh. Giông tố vẫn gầm lên ngoài cửa kính, đập vào những móc sắt dài trên cửa làm reo lên cái chuông nhà láng giềng dưới sân. Người thuê nhà trên gác đã về. Ông ta làm một cuộc dạo chơi trên nhà, hết leo lên lại leo xuống trên thang gác. Khi đã khuya, nện đôi ủng chán chê rồi, ông ta đi ngủ, nhưng ông ta ngáy khoẻ quám đến nỗi cách trần nhà, người ta vẫn nghe thấy tiếng.
Riêng tôi, tôi không thể ngủ được. Giông tố mạnh quá chừng, không ngừng chút nào cả. Gió vừa thổi vừa gào lên. Hàm răng của tôi cũng gào lên theo cái kiểu của chúng. Chúng cất tiếng ca bản “nhức răng không chịu nổi”.
Một làn gió ùa từ cửa sổ vào. Trăng khi mờ khi tỏ. Những đám mây bị bão cuốn đi làm mặt trăng lúc ẩn lúc hiện, tạo thành một cảnh tranh tối tranh sáng, cuối cùng, bóng tối ngày càng in rõ nét trên sàn nhà, có một vật gì đang ngọ nguậy trong bóng tối làm tôi rùng mình, lạnh toát người. Trên mặt đất hiện ra một hình thù lờ mờ và dài, có thể là hình người, nom như những nét bút chì nguệch ngoạc do một em bé vẽ trên tảng đá. Một vạch làm thân, một vạch làm hai tay và một vạch làm chân. Còn cái đầu là một hình đa giác.
Mỗi lúc bóng càng rõ hơn, trông như một người đàn bà mặc váy.
Tôi nghe có tiếng thầm thì. Không biết có phải bóng nói hay tiếng ruồi trâu vo ve ngoài cửa kính?
Nhưng không! Chính là bà Nhức răng, ngài Xa tăng khủng khiếp của âm phủ! Lạy chúa phù hộ đừng để cho bà ta đến thăm chúng tôi!
-Chốn này thật là tuyệt, bà Nhức răng thì thào, đất tốt đáo để, lại lầy lội, tha hồ mà cấy sâu. Đàn muỗi với cái vòi có thuốc độc đã kéo nhau đến. Giờ thì đến lượt ta mài mũi dùi vào răng. Bộ răng của cái lão nằm trên giường kia sao mà trắng thế! Bộ răng ấy đã coi thường tất cả của chua, của ngọt, chất nóng, chất lạnh, vỏ hạt dẻ và hột mận. Nhưng ta có thể kìm kẹp chúng và thổi hơi lạnh vào lỗ chân răng làm cho chúng bị cảm hàn.
“Người là thi sĩ-mụ nói tiếp. Ta có thể đọc cho ngươi nghe tất cả những câu thơ mà người sáng tác về sự đau đớn. Ta muốn cho ngươi hưởng cái cảm xúc khi sắt và thép xuyên qua người. Ta muốn làm rung lên tất cả những sợi thần kinh li ti của ngươi.”
Lúc đó, hình như có người đâm một cái kim bỏng rẫy vào xương hàm tôi.
-Chà, cơn nhức răng tuyệt quá!-Mụ nói-Cứ như là một bản đại phong cầm! Thế là tuyệt vời! Lại có cả kèn, cả trống, cả tiếng địch rền vang của lũ răng khôn. Một bản nhạc như thế thật xứng đáng với một nhà thơ lớn!
Và mụ tiếp tục biểu diễn.
Mụ có bộ mặt trông rất kinh tởm. Chỉ trông thấy tay mụ thôi, đôi bàn tay xám xịt, lạnh ngắt, ngón dài ngoằng, có ngón nhọn hoắt như mũi kim nhìn cũng đủ rợn người. Mỗi ngón là một hình cụ. Ngón cái và ngón trỏ là kim và khoan hình khù khoằm , đầu ngón giữa là một cái kìm, ngón đeo nhẫn là cái khoăn xoắn, ngón út là một bình phun nọc muỗi độc.
-Ta sẽ dạy nhà ngươi tìm đề tài về thi ca-Mụ nói-Một nhà thơ lớn phải trải qua một cơn đau răng khủng khiếp, một nhà thơ nhỏ chỉ trải qua một cơn đau răng thường thôi cũng đủ nên thơ rồi.
Tôi van nài:
-Trời! Nếu vậy thì xin liệt tôi vào hạng nhỏ thôi. Tốt hơn cả là đừng liệt tôi vào hạng nào cả. Tôi chỉ có những lúc hứng lên mới làm thơ như người ta có những cơn đau răng mà thôi. Tôi không phải là người của mụ. Cút đi! Cút đi!
-Thế là ngươi đã công nhận ta mạnh hơn cả thi ca, triết học, toán học và âm nhạc chứ gì? Uy thế của ta lớn hơn cả lũ người được vẽ bằng sơn và tạc thành tượng. Ta nhiều tuổi hơn tất cả bọn chúng, ta sinh ra gần vườn thiên đường, ở phía ngoài, nơi gió thổi lồng lộng và cóc nhái lúc nhúc. Ta đã giúp bà Eva và ông Adam che thân thể, chống rét. Ngươi có thể tin rằng cơn đau răng đầu tiên cũng không phải là vừa.
-Vâng, tôi tin, tin hết.-Tôi đáp-Nhưng cút đi! Cút đi thôi!
-Được, ta sẽ đi nếu ngươi thôi đừng làm thơ nữa, đừng viết những vần thơ trên giấy, trong sổ tay và trên mặt bàn nữa. Nhưng nếu ngươi còn làm thơ là ta sẽ trở lại.
Tôi nói:
-Xin cam đoan như vậy, và tôi mong không gặp lại bà nữa.
-Ngươi sẽ gặp lại ta nhưng dưới hình dáng béo hơn một chút, đáng yêu hơn bây giờ. Người sẽ thấy ta hệt như bà cô Milơ và ta sẽ bảo ngươi: “Hãy làm thơ đi cháu thân yêu của bà! Cháu là một nhà thơ vĩ đại, có thể là nhà thơ lớn nhất của chúng ta. Cháu hãy nghe lời bà và bắt đầu viết đi, bà sẽ phổ thơ cháu thành nhạc và đem dạo trên hàm răng của cháu.”
Nói rồi mụ biến đi.
Mụ từ biệt bằng một nhát kim đâm vào xương hàm. Nhưng cơn đau dịu đi rất nhanh, tôi tưởng như đang bơi trên một con sông êm đềm, hai bên bờ là những tàu lá rộng xanh mướt ngả ra, chìm xuống nước vầ cụp vào mở ra. Tôi chìm nghỉm theo chúng, ngụp trong cảnh bình yên và an nhàn.
Có tiếng hát vang:
-Chết đi! Tan ra như tuyết! Bốc thành hơi bay lên không gian như những đám mây!
Qua làn nước tôi đọc thấy những tên người sáng chói, những hàng chữ thêu trên cờ chiến thắng, một chứng thư cho sự bất tử khắc trên cánh một cơn vờ.
Tôi ngủ say, nhưng không mơ. Tôi chẳng còn nghe thấy tiếng gió rít, tiếng cửa đập, tiếng chuông nhà bên cạnh rung lên và tiếng giẫm chân nặng nề của người thuê nhà trên gác đang tập thể dục. Hạnh phúc thay!
Một luồng gió đẩy cánh cửa phòng bà cô Nhức răng. Bà thức dậy, đi giày tất, mặc quần áo và bước sang buồng tôi. Về sau bà kể lại rằng lúc ấy tôi đang ngủ say như một tiên đồng nên bà không dám đánh thức tôi.
Tôi chợt tỉnh và mở choàng mắt ra. Tôi đã hoàn toàn quên rằng và đã ở lại đây, nhưng liền đó tôi sực nhớ ra ngay. Mơ và thật lẫn lộn với nhau.
-Từ lúc chia tay tối qua đến giờ cháu chưa viết được gì cả, bà trách tôi. Sao cháu lại không viết? Cháu là thi sĩ của bà, và sẽ mãi mãi là thi sĩ của bà!
Tôi cảm thấy cái mỉm cười của bà thật xảo quyệt. Tôi không rõ ràng rằng người ấy có phải là cô Milơ yêu quý của tôi hay là cái nhà bà kinh tởm tôi đã gặp khi đêm và đã xin chừa không làm thơ nữa.
-Cháu yêu quý, cháu đã làm bài thơ nào chưa?
-Chưa!-Tôi hét lên-Bà chính là bà cô Milơ đấy chứ?
-Chẳng phải bà thì ai? Bà trả lời.
Đúng là bà cô Milơ rồi. Bà ôm hôn tôi, rồi lên xe trở về nhà.
Tôi bèn viết câu chuyện mà bạn hiện đang đọc đây, không viết bằng thơ và chắc là không bao giờ được đem in.
Bản thảo đến đây là hết.
Người bạn trẻ của tôi, anh hàng thịt đáng kính không tìm đâu ra đoạn còn thiếu. Người ta đã dùng những tờ viết đoạn ấy để gói cá mắm, bơ và xà phòng đen.
Ngày nay, ông chủ lò nấu rượu bia, bà cô và anh sinh viên bất hạnh có những tư tưởng tuyệt vời bị quẳng vào sọt rác, đều đã khuất.
Người ta thường hay vất tất cả các thứ vào sọt rác mà!
Thế là hết truyện, truyện bà cô nhức răng.