Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng nêu trên? Hãy viết bài văn phân tích một vài thói hư tật xấu của người Việt Nam mà anh (chị) cho là đáng phê phán, nhất là khi đất nước bước vào thời kì hội nhập quốc tế; tự đặt tên cho bài viết.
Ông Bá Dương (người Trung Quốc) viết hẳn một cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí" để nêu lên những thói hư, tật xấu của người Trung Quốc. Tương tự người Mĩ có cuốn sách "Người Mĩ xấu xí"; người Nhật cũng có cuốn "Người Nhật xấu xí"… Có thể tham khảo ...
Ông Bá Dương (người Trung Quốc) viết hẳn một cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí" để nêu lên những thói hư, tật xấu của người Trung Quốc. Tương tự người Mĩ có cuốn sách "Người Mĩ xấu xí"; người Nhật cũng có cuốn "Người Nhật xấu xí"…
Có thể tham khảo gợi ý sau:
– Hiện tượng được nêu trong để bài là cá biệt hay phổ biến? Khi viết bài "kể xấu" người dân nước mình, các tác giả đó hướng tới mục đích nào? (Liên hệ: nhà văn Lỗ Tấn chọn nghề viết với khát vọng phát hiện và chữa trị những căn bệnh tinh thần trầm trọng của người Trung Quốc…).
– Người viết có thể lựa chọn bàn luận về một số biểu hiện "xấu xí" của người Việt (Ví dụ: xả rác bừa bãi, nói cười tự do nơi công cộng, chưa hình thành được "văn hoá xếp hàng", nói dối, "chặt chém" khách du lịch, thậm chí một số người Việt đi ra nước ngoài còn ăn cắp, buôn lậu…).
– Khi bàn luận cần chú ý đến hậu quả của những biểu hiện "xấu xí" đó – đặc biệt là tác hại làm xấu đi hình ảnh của cộng đồng, của đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế… Nó sẽ bào mòn, sẽ làm suy yếu "sức mạnh mềm" mà mọi dân tộc, mọi quốc gia đều cần dày công xây dựng, gìn giữ…