24/02/2018, 18:35

Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh ngọc trai – giếng nước và cách đánh giá của nhân dân đối với Trọng Thuỷ? Cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện? Cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân ta thần kì hoá như thế nào?

Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh ngọc trai – giếng nước và cách đánh giá của nhân dân đối với Trọng Thuỷ? Cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện? Cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân ta thần kì hoá như thế nào? 1. Nhân dân Việt Nam rất rộng ...

 Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh ngọc trai – giếng nước và cách đánh giá của nhân dân đối với Trọng Thuỷ? Cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện? Cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân ta thần kì hoá như thế nào?

1. Nhân dân Việt Nam rất rộng lượng và tỉnh táo, công bằng trong việc đánh giá các nhân vật. Trọng Thuỷ là một nhân vật có mâu thuẫn: với tư cách là một tên gián điệp, một kẻ bội tình, hắn xứng đáng bị lên án. Song nhân dân Việt Nam vẫn thương cảm vì thấy Trọng Thuỷ cũng có tình, nhất là sau khi Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự vẫn vì thương nhớ Mị Châu. Vì vậy chi tiết: “Ngọc trai biển đông (thể hiện lòng trung thành, trong sáng của Mị Châu) đem về rủa vào giếng nước Trọng Thuỷ thì ngọc trai sẽ sáng lên” đã cho thấy cách đánh giá của nhân dân muốn phần nào cảm thương và tha thứ cho Trọng Thuỷ với tư cách là một chàng rể còn có chút tình người.

2. Hai ý kiến đánh giá về nhân vật Trọng Thuỷ

–   Quan niệm thứ nhất: Trọng Thuỷ là gián điệp. Tình cảm với Mị Châu là giả dối. Cách đánh giá như vậy là không hoàn toàn đúng, vì nếu không có tình cảm gì với Mị Châu thì Trọng Thuỷ đã không tự tử.

–   Trọng Thuỷ – MỊ Châu là mối tình tuyệt đẹp và nhân dân đã ca ngợi tình cảm thuỷ chung, trong sáng đó qua chi tiết ngọc trai – giếng nước. Quan niệm này cũng có phần không đúng, vì xuất phát điểm của quan hệ Trọng Thuỷ – MỊ Châu là sự lợi dụng để làm gián điệp. Nhưng mối tình như vậy ít có cơ sở để ca ngợi.

–   Quan niệm thứ 2: Căn cứ vào chi tiết: Trọng Thuỷ thương nhớ Mị Châu khôn cùng, khi đi tắm tưởng thấy bóng dáng nàng, bèn nhảy xuống giếng mà chết. Đây là tấn bi kịch tình yêu của nhân vật Trọng Thuỷ, ta thấy Trọng Thuỷ là nhân vật có mâu thuẫn. Với nước Âu Lạc, Trọng Thuỷ là tên gián điệp lợi hại, là kẻ đã lợi dụng tình yêu để đánh cắp bí mật của An Dương Vương, đã phản bội tình yêu trong sáng và thuỷ chung của MỊ Châu. Song, chi tiết trên cho thấy Trọng Thuỷ vẫn là kẻ có tình, nên đã tiếc thương vợ khôn cùng mà tự tử.

–   Thái độ của nhân gian đối với Trọng Thuỷ: vừa oán giận, vừa độ lượng thương xót. Oán giận vì Trọng Thuỷ là kẻ gián điệp, là kẻ thù của quốc gia Âu Lạc, lợi dụng tình yêu để lấy cắp nỏ thần. Thương xót vì Trọng Thuỷ cũng là con người có tình cảm, là kẻ phải gánh chịu bi kịch giữa nghĩa vụ và tình yêu. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nổi cơ cơ đồ đắm biển sâu"

(Tố Hữu)

3. Cốt lõi lịch sử của câu chuyện này là: Vua Thục Phán An Dương Vương xây dựng thành cổ Loa, tổ chức quân đội đánh giặc giỏi, chế tạo được vũ khí tinh xảo khiến cho quân giặc phương Bắc bị thất bại nhiều phen. Nhưng sau đó, nhà vua mất cảnh giác, bị mắc kế giảng hoà, vờ làm thông gia của Triệu Đà nên đã thất bại. Đất nước Âu Lạc rơi vào cảnh bi kịch.

Từ cốt lõi thực tế có tính sự thật lịch sử, nhân dân ta đã thần kì hoá bằng các hình tượng:

+ Rùa Vàng (tự xưng là sứ Thanh Giang) giúp nhà vua xây thành, làm lẫy nỏ để đánh giặc giữ nước.

+ Khi thất trận, chạy đến đường cùng, An Dương Vương lại được Rùa Vàng rẽ nước đi xuống biển.

+ Máu Mị Châu hoá thành ngọc trai, ngọc trai biển đông rửa bằng nước giếng Trọng Thuỷ thì sáng hơn lên.

 

0