24/02/2018, 18:38

Anh/chị hãy phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Gợi ý: a) Quản ngục là người say mê, quỷ trọng cái đẹp, phát hiện ra cái đẹp và đánh giá đủng tài năng của Huấn Cao. – Sở nguyện cao quý nhất của quản ngục là “Có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. ...

Gợi ý:

a)  Quản ngục là người say mê, quỷ trọng cái đẹp, phát hiện ra cái đẹp và đánh giá đủng tài năng của Huấn Cao.

–   Sở nguyện cao quý nhất của quản ngục là “Có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lam ”, “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có được vật báu trên đời”

–   Quản ngục khổ tâm "Có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào xin được chữ" và "Y chỉ lo mai mốt, ông Huấn Cao bị hành hình mà không xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất".

–   Quản ngục cũng là người đã biệt đãi Huấn Cao. Bị sỉ nhục vẫn điềm đạm "xin tuân lệnh". Điều đó chứng tỏ quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, say mê, quý trọng cái đẹp.

b)  Quản ngục cũng là người không biết sợ cường quyền.

–   Chăm lo, biệt đãi tù án chém là một việc làm thể hiện sự dũng cảm, bất chấp luật pháp và trách nhiệm của quản ngục.

–   Quản ngục suy nghĩ về nghề của mình và cho là “chọn nhầm nghề”. Ba nét trên đây chứng tỏ quản ngục cũng thuộc hạng người biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài, biết nghe lời khuyên nhủ của Huấn Cao. Một lòng tâm phục, khẩu phục nghẹn ngào “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu… Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Quản ngục thay tiếng ấy để chỉ công việc chức trách. Đấy chỉ là cái áo khoác phủ ngoài của một tâm hồn đẹp. Quản ngục đúng là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

0