Ẩm thực: 7 phụ gia thực phẩm bạn tuyệt đối tránh xa nếu không muốn bị ung thư
Chất phụ gia là gì? Các phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng. Đây là những chất người ta cố tình trộn thêm vào thức ăn hoặc thức uống để cho chúng khỏi bị hư thối, để kéo dài thời gian bảo quản được lâu ...
Chất phụ gia là gì?
Các phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng. Đây là những chất người ta cố tình trộn thêm vào thức ăn hoặc thức uống để cho chúng khỏi bị hư thối, để kéo dài thời gian bảo quản được lâu hơn, nhưng vẫn không làm thay đổi chất lượng và hương vị của sản phẩm.
Đôi khi người ta cũng sử dụng chất phụ gia để cho sản phẩm được dai, được dòn, có một màu sắc hoặc một mùi vị thích hợp nào đó hầu dễ hấp dẫn người tiêu thụ hơn! Nhờ chất phụ gia mà bánh mì có thể giữ được lâu ngày hơn mà không sợ meo mốc, bánh biscuit, céreal, chip, giữ được độ giòn rất lâu dài, củ kiệu được trắng ngần và giòn, jambon saucisse vẫn giữ được màu hồng tươi thật hấp dẫn, dầu ăn và margarine nhờ được trộn thêm một số chất chống oxy hóa nên không bị hôi theo thời gian.
Chất phụ gia có thể có nguồn gốc thiên nhiên, hay được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học (như bicarbonate de sodium), đôi khi chúng cũng được tổng hợp từ vi sinh vật, chẳng hạn như các loại enzymes dùng để sản xuất ra sữa chua. Chất phụ gia cũng có thể là các vitamin được người ta cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm bổ dưỡng …
Tuy nhiên, các chất phụ gia thực phẩm mà chúng tôi liệt kê dưới đây bạn nên tuyệt đối tránh lạm dụng và cần lựa chọn sản phẩm có sử dụng chúng đúng liều lượng nếu muốn có một sức khỏe dài lâu, theo Boldsky.
1. Chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo và đường giả là loại phụ gia tồi tệ nhất mà bạn cần phải tránh. Một số người tin rằng uống soda ăn kiêng sẽ giúp họ giảm cân. Nhưng các chất có trong các chất này cũng có thể gây ra các vấn đề trong cơ thể bạn.
2. Muối diêm (Sodium Nitrate)
Đây là một phụ gia được thêm vào các sản phẩm thịt hoặc xúc xích để bảo quản thực phẩm. Nitrate là một chất gây ung thư được biết đến là cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể.
3. Caffeine
Caffeine không chỉ gây nghiện mà còn có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sinh đẻ, vấn đề về tim, trầm cảm và mất ngủ.
4. Đường tinh luyện
Đường tinh luyện có ở hầu hết mọi thức ăn bạn chọn ăn ngoài đường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhức đầu, béo phì cũng như ung thư và bệnh tim.
5. Bột ngọt (MSG)
Bột ngọt là một chất phụ gia được sử dụng trong một số loại thực phẩm mang lại hương vị mạnh mẽ trong thực phẩm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng MSG có thể gây tổn thương thần kinh cũng như nhức đầu nếu tiêu thụ quá mức.
6. Dầu thực vật (BVO)
Dầu thực vật (Brominated vegetable oil) là một chất phụ gia mà giữ cho dầu trong nước ngọt bị đình chỉ. Bromate được biết đến là một chất độc có thể gây ra bệnh tật.
7. Mỡ tổng hợp (Oleon)
Oleon hay olestra, là một dạng mỡ tổng hợp, được tìm thấy trong một số loại khoai tây chiên, ngăn sự hấp thu mỡ của hệ tiêu hoá. Điều này thường dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp, đầy hơi khó tiêu. Khi bạn ăn mỡ có Olestra, lượng mỡ đó sẽ đi thẳng vào người bạn. Đáng nói hơn là Olestra ngăn sự hấp thụ tiền vitamin A là carotenoid, chất hoà tan trong mỡ, được tìm thấy trong trái cây và hoa quả. Olestra được cho là nguy cơ gây ra bệnh tim và ung thư. Nó ngăn sự hấp thụ mỡ, nhưng đồng thời cũng ngăn sự hấp thụ vitamin.
Những nguy hại của phụ gia thực phẩm
Nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, chủng loại nhất là những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ gây những tác hại cho sức khỏe như:
- Gây ngộ độc cấp tính: Nếu dùng quá liều cho phép.
- Gây ngộ độc mạn tính: Dù dùng liều lượng nhỏ, thường xuyên, liên tục, một số chất phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương lâu dài. Ví dụ: Khi sử dụng thực phẩm có hàn the, hàn the sẽ được đào thải qua nước tiểu 81%, qua phân 1%, qua mồ hôi 3% còn 15% được tích luỹ trong các mô mỡ, mô thần kinh, dần dần tác hại đến nguyên sinh chất và đồng hóa các aminoit, gây ra một hội chứng ngộ độc mạn tính: ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút.
- Nguy cơ gây hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, quái thai, nhất là các chất phụ gia tổng hợp.
- Nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm: phá hủy các chất dinh dưỡng, vitamin…
Theo Gia đình xã hội