Ẩm thực: 3 kiểu bữa tối nguy hiểm đang âm thầm ''ăn mòn'' sức khỏe của gia đình bạn từng ngày!
Bữa tối thường là bữa ăn phong phú và thịnh soạn nhất trong ngày. Nhưng ít ai biết rằng, ăn tối sai cách sẽ mang lại nhiều tác hại khôn lường đối với cơ thể. 1. Bữa tối có quá nhiều món thịt Chế độ ăn uống quá nhiều thịt sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh tim mạch. Đặc ...
Bữa tối thường là bữa ăn phong phú và thịnh soạn nhất trong ngày. Nhưng ít ai biết rằng, ăn tối sai cách sẽ mang lại nhiều tác hại khôn lường đối với cơ thể.
1. Bữa tối có quá nhiều món thịt
Chế độ ăn uống quá nhiều thịt sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh tim mạch.
Đặc biệt, món thịt nướng được nhiều người yêu thích lại đứng hàng đầu trong danh sách những tác nhân gây ung thư.
Một bàn ăn tối với quá nhiều thịt nướng, thịt xông khói không chỉ nghèo nàn về dinh dưỡng mà còn gây bất lợi với hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân là bởi trong quá trình nướng, bên trong thị sẽ xảy ra phản ứng Maillard. Nên mặc dù có mùi vị thơm ngon, nhưng món ăn này lại gây cản trở việc phân giải và hấp thu protein của cơ thể.
Hơn nữa, ăn tối theo khẩu phần nhiệt thịt, ít rau sẽ dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư trực tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
2. Ăn thức ăn từ bữa trước
Tái sử dụng thức ăn thừa từ bữa trước bằng cách hâm nóng hoặc nấu lại thường là giải pháp của những người bận rộn hoặc tiết kiệm. Nhưng đây lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật.
Đồ ăn thừa khi được làm nóng sẽ sản sinh ra nhiều nitrit. Khi tiến vào cơ thể, chất này sẽ kết hợp với amin có sẵn trong dạ dày, tạo thành nitrosamines – tác nhân gây ung thư.
Chỉ sau 6 giờ được bảo quản trong tủ lạnh, thức ăn khi được làm nóng sẽ có hàm lượng nitrit tăng mạnh. Cụ thể, nitrit trong rau xào sẽ tăng 16%, trong thịt lợn sẽ tăng 70%. Hàm lượng nitrit này thậm chí vượt trên mức cảnh báo đối với các chất gây ô nhiễm.
Sau 18h được bảo quản trong tủ lạnh, tất cả các loại thức ăn đều có mức nitrit cao hơn mức cảnh báo.
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người không nên bảo quản thức ăn quá 5 tiếng trong tủ lạnh. Đặc biệt, với hải sản và các loại thực phẩm giàu protein, các gia đình chỉ nên dùng trong một bữa.
Trong quá trình tái sử dụng đồ ăn từ bữa trước, nhất là các món thịt, người nấu chỉ nên chế biến bằng nhiệt không quá 10 phút hoặc cho vào lò vi sóng hâm nóng chỉ trong 1 phút.
3. Ăn tối với nhiều món cay
Ăn tối với thực đơn có quá nhiều món cay sẽ gây hại cho dạ dày và là tác nhân khiến bạn khó ngủ.
Bữa tối với nhiều gia vị cay như tiêu, tỏi, gừng, ớt… có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa.
Vị cay mặc dù làm tăng cảm giác ngon miệng, nhưng lại gây kích thích đối với cơ thể, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, nóng người, khó ngủ, mất ngủ.
Chưa dừng lại ở đó, thói quen ăn tối với món cay trong thời gian dài còn gây ra nhiệt miệng, viêm họng, táo bón, thậm chí còn trở thành nguyên nhân gây viêm phế quản, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm tụy mạn tính, viêm túi mật…
Những lưu ý để có một bữa tối khoa học
Thời gian: Khoảng thời gian thích hợp nhất dành cho bữa tối là từ 18h – 20h. Bởi dạ dày cần 3 tiếng để tiêu hóa thức ăn. Dùng bữa tối quá muộn sẽ khiến cơ quan này phải "tăng ca", gây ra khó ngủ và dẫn tới các bệnh về tiêu hóa.
Thực phẩm: Thực đơn lý tưởng cho bữa tối là những món ăn thanh đạm, giàu tryptophan (trứng, đậu phụ, rong biển), nhiều vitamin B12 (lúa mì, bắp cải) và vitamin B6. Theo các nghiên cứu khoa học, vitamin B12 có tác dụng giảm căng thẳng, còn vitamin B6 lại có lợi cho giấc ngủ.
Cách ăn:
- Ăn 7 phần no: "Bảy phần no" là khi cơ thể chưa có cảm giác "no căng bụng", nhưng sự nhiệt tình đối với thức ăn đã giảm, không còn cảm thấy thèm ăn như lúc đầu.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Thói quen này không chỉ giúp bạn tránh nguy cơ nuốt phải dị vật mà còn tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa – hấp thu diễn ra thuận lợi. Người bình thường mỗi miếng nên nhai khoảng 20 lần, người cao tuổi và trẻ em nên nhai từ 25 – 50 lần.
Theo trí thức trẻ